Một nghiên cứu được công bố ngày 26/8 trên tờ Science cho rằng câu châm ngôn “hai cái đầu thì tốt hơn một” không phải lúc nào cũng đúng.
Giáo sư Chris Frith của trường đại học London (Anh) và Giáo sư Niels Bohr thuộc trường đại học Aarhus (Đan Mạch) cùng với các đồng nghiệp đã khám phá ra rằng hai người làm việc tốt nhất với nhau khi họ có trình độ ngang nhau và người này có thể tự do bày tỏ suy nghĩ của mình với người kia.
Bác sỹ Bahador Bahrami thuộc trường đại học London và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, giải thích: “Khi chúng ta cố gắng giải quyết vấn đề, chúng ta luôn đặt suy nghĩ của mình trong suy nghĩ của tập thể, tìm kiếm ý kiến của những người khác. Với nghiên cứu này, chúng tôi muốn biết liệu hai người có thể tổng hợp thông tin từ nhau trong việc giải quyết một nhiệm vụ khó khăn và chúng sẽ nâng cao hiệu quả làm việc ra sao”.
Giáo sư Frith lưu ý rằng: “Khi hai người làm việc với nhau họ có thể thảo luận về những điểm bất đồng, hai cái đầu làm việc thì tốt hơn một. Tuy nhiên, khi một người làm việc thiếu thông tin hoặc có thể không đủ khả năng làm công việc đó thì nó sẽ có tác động rất tiêu cực đến kết quả công việc."
"Để có thể hợp tác thành công chúng ta phải thực sự biết được trình độ của mình. Các quyết định chung được đưa ra sẽ không hiệu quả khi năng lực của một thành viên không đáp ứng được yêu cầu nhưng lại không biết điều đó.” giáo sư Frith cho biết thêm.
Theo các nhà nghiên cứu nếu bạn làm việc với một dự án hoặc trong một nhóm thì tốt nhất là nên lựa chọn một đối tác không chỉ làm việc tốt cùng bạn mà còn phải là một người giao tiếp tốt, có trình độ ít nhất là ngang bằng với bạn.
Giáo sư Chris Frith của trường đại học London (Anh) và Giáo sư Niels Bohr thuộc trường đại học Aarhus (Đan Mạch) cùng với các đồng nghiệp đã khám phá ra rằng hai người làm việc tốt nhất với nhau khi họ có trình độ ngang nhau và người này có thể tự do bày tỏ suy nghĩ của mình với người kia.
Bác sỹ Bahador Bahrami thuộc trường đại học London và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, giải thích: “Khi chúng ta cố gắng giải quyết vấn đề, chúng ta luôn đặt suy nghĩ của mình trong suy nghĩ của tập thể, tìm kiếm ý kiến của những người khác. Với nghiên cứu này, chúng tôi muốn biết liệu hai người có thể tổng hợp thông tin từ nhau trong việc giải quyết một nhiệm vụ khó khăn và chúng sẽ nâng cao hiệu quả làm việc ra sao”.
Giáo sư Frith lưu ý rằng: “Khi hai người làm việc với nhau họ có thể thảo luận về những điểm bất đồng, hai cái đầu làm việc thì tốt hơn một. Tuy nhiên, khi một người làm việc thiếu thông tin hoặc có thể không đủ khả năng làm công việc đó thì nó sẽ có tác động rất tiêu cực đến kết quả công việc."
"Để có thể hợp tác thành công chúng ta phải thực sự biết được trình độ của mình. Các quyết định chung được đưa ra sẽ không hiệu quả khi năng lực của một thành viên không đáp ứng được yêu cầu nhưng lại không biết điều đó.” giáo sư Frith cho biết thêm.
Theo các nhà nghiên cứu nếu bạn làm việc với một dự án hoặc trong một nhóm thì tốt nhất là nên lựa chọn một đối tác không chỉ làm việc tốt cùng bạn mà còn phải là một người giao tiếp tốt, có trình độ ít nhất là ngang bằng với bạn.
Đại Hải (Vietnam+)