Từ 7-9/1, nằm trong chương trình lễ hội kỷ niệm lần thứ 50 ngày hy sinh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng (Chị Sứ), lần đầu tiên người dân Kiên Giang được chứng kiến môn đua bò, môn thể thao đậm nét truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Cuộc đua diễn ra tại sân vận động huyện Hòn Đất, thị trấn Hòn Đất (Kiên Giang) với sự tham dự của 52 con bò, chia làm 26 cặp đấu, trong đó có 20 cặp đến từ các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên của “xứ sở đua bò” tỉnh An Giang.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng Phòng Văn hóa-Thể thao huyện cho biết: “Môn đua bò trước nay chỉ tổ chức ở tỉnh An Giang, nên tất cả các khâu như trọng tài, thiết kế bảng vẽ đường đua, kể cả các tài xế lái bò đều nhờ tỉnh bạn giúp. Tuy lần đầu tiên tổ chức, nhưng với hàng ngàn người trong và ngoài tỉnh đến xem, tạo khí thế rất sôi động, rất có thể chúng tôi sẽ duy trì tổ chức giải đua này hàng năm để tạo điều kiện cho bà con Khmer trong tỉnh phát huy môn đua truyền thống này."
Lần đầu tiên tham gia giải đua bò, ông Danh Hữu Trí (ngụ tại thị trấn Hòn Đất) phấn khởi nói: “Tôi ham môn đua bò này lắm, nhưng trước đây cũng có đi xem đua ở các huyện vùng Bảy Núi của An Giang, chứ chưa dám thi thố gì. Lần này, nhờ mấy ông bạn bên An Giang chỉ dẫn nên tham gia cho vui. Tôi mong rằng giải đua bò sẽ được huyện duy trì hàng năm để có dịp thi đấu, tạo không khí vui tươi trong đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và bà con trong tỉnh nói chung."
Ông Chau Minh Sang, tài xế đôi bò số 10 đến từ huyện Tri Tôn (An Giang), vừa nhận phần thưởng cho đôi bò đạt giải nhì, nói: “Gia đình tôi có truyền thống tham gia đua bò từ ba đời nay. Tham gai cuộc đua lần này ngoài mục đích vui chơi, ý nghĩa lớn nhất là được về với nơi cô Tư Ràng từng sống, chiến đấu và hy sinh oanh liệt."
Còn anh Chau Si Phô, giành giải nhất và cả giải “tài xế xuất sắc” nhất, cho biết: “Thật không uổng công tôi từ thị trấn Tri Tôn (An Giang) sang đây thi đấu. Lúc đầu tôi cũng không nghĩ mình sẽ thắng giải cao như vậy, mà đến đây với tinh thần giao lưu, niềm đam mê là chính. Tôi đem phần thưởng này về cùng chia sẻ với bà con phum, sóc quê tôi. Họ rất tin tưởng khi đôi bò của quê hương mình đạt giải cao là điềm lành để có một mùa lúa bội thu"./.
Cuộc đua diễn ra tại sân vận động huyện Hòn Đất, thị trấn Hòn Đất (Kiên Giang) với sự tham dự của 52 con bò, chia làm 26 cặp đấu, trong đó có 20 cặp đến từ các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên của “xứ sở đua bò” tỉnh An Giang.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng Phòng Văn hóa-Thể thao huyện cho biết: “Môn đua bò trước nay chỉ tổ chức ở tỉnh An Giang, nên tất cả các khâu như trọng tài, thiết kế bảng vẽ đường đua, kể cả các tài xế lái bò đều nhờ tỉnh bạn giúp. Tuy lần đầu tiên tổ chức, nhưng với hàng ngàn người trong và ngoài tỉnh đến xem, tạo khí thế rất sôi động, rất có thể chúng tôi sẽ duy trì tổ chức giải đua này hàng năm để tạo điều kiện cho bà con Khmer trong tỉnh phát huy môn đua truyền thống này."
Lần đầu tiên tham gia giải đua bò, ông Danh Hữu Trí (ngụ tại thị trấn Hòn Đất) phấn khởi nói: “Tôi ham môn đua bò này lắm, nhưng trước đây cũng có đi xem đua ở các huyện vùng Bảy Núi của An Giang, chứ chưa dám thi thố gì. Lần này, nhờ mấy ông bạn bên An Giang chỉ dẫn nên tham gia cho vui. Tôi mong rằng giải đua bò sẽ được huyện duy trì hàng năm để có dịp thi đấu, tạo không khí vui tươi trong đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và bà con trong tỉnh nói chung."
Ông Chau Minh Sang, tài xế đôi bò số 10 đến từ huyện Tri Tôn (An Giang), vừa nhận phần thưởng cho đôi bò đạt giải nhì, nói: “Gia đình tôi có truyền thống tham gia đua bò từ ba đời nay. Tham gai cuộc đua lần này ngoài mục đích vui chơi, ý nghĩa lớn nhất là được về với nơi cô Tư Ràng từng sống, chiến đấu và hy sinh oanh liệt."
Còn anh Chau Si Phô, giành giải nhất và cả giải “tài xế xuất sắc” nhất, cho biết: “Thật không uổng công tôi từ thị trấn Tri Tôn (An Giang) sang đây thi đấu. Lúc đầu tôi cũng không nghĩ mình sẽ thắng giải cao như vậy, mà đến đây với tinh thần giao lưu, niềm đam mê là chính. Tôi đem phần thưởng này về cùng chia sẻ với bà con phum, sóc quê tôi. Họ rất tin tưởng khi đôi bò của quê hương mình đạt giải cao là điềm lành để có một mùa lúa bội thu"./.
Lê Sen (TTXVN/Vietnam+)