Cả nước ghi nhận 24 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng

Không ghi nhận trường hợp tai biến tiêm chủng do chất lượng vắcxin

Về tai biến do tiêm chủng, bộ Y tế không ghi nhận trường hợp nào thuộc một trong ba nhóm nguyên nhân: do chất lượng vắc xin, do thực hành tiêm chủng, do lo sợ.
Không ghi nhận trường hợp tai biến tiêm chủng do chất lượng vắcxin ảnh 1Nhân viên y tế tiêm chủng cho trẻ nhỏ. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), từ 1/1-30/9/2019, cả nước ghi nhận ghi nhận 41.837 trường hợp phản ứng thông thường và 24 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Về tai biến nặng sau tiêm chủng, có 23 trường hợp trong chương trình tiêm chủng mở rộng và 1 trường hợp trong tiêm chủng dịch vụ.

[Phú Yên: Một bé trai bị tử vong sau tiêm thuốc ở phòng khám tư]

Các trường hợp tai biến nặng kể trên đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắcxin cấp tỉnh và cấp Bộ Y tế họp đánh giá và kết luận.

Bộ Y tế ghi nhận 4 trường hợp phản ứng phản vệ do đặc tính cố hữu của vắcxin (17,4%); 9 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên (39,1%); 10 trường hợp không rõ nguyên nhân (43,5%), không ghi nhận trường hợp nào thuộc một trong ba nhóm nguyên nhân: do chất lượng vắc xin, do thực hành tiêm chủng, do lo sợ.

Không ghi nhận trường hợp tai biến tiêm chủng do chất lượng vắcxin ảnh 2

Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.

Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng, Bộ Y tế ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39 độ C và các triệu chứng khác.

Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắcxin trong tiêm chủng mở rộng ghi nhận tại 16 tỉnh, thành phố, bao gồm: Bình Dương (1), Bình Định (1), Đà Nẵng (1), Đắk Lắk (1), Gia Lai (1), Hà Nội (2), Lai Châu (2), Lào Cai (2), Nghệ An (1), Quảng Ngãi (1), Sóc Trăng (2), Sơn La (3), Tiền Giang (2), Thái Bình (1), Thái Nguyên (1), Vĩnh Long (1).

Về loại vắcxin sử dụng, trong 23 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng, ghi nhận: 18 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắcxin ComBE Five (15 trường hợp sau tiêm vắcxin ComBE Five và 3 trường hợp sau tiêm vắcxin ComBE Five - OPV) trên tổng số 2.766.531 liều vắcxin ComBE Five, 2.181.455 liều vắc xin OPV đã sử dụng.

Có 4 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắcxin BCG trên tổng số 1.046.471 liều vắcxin BCG đã sử dụng. Có 1 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắcxin Viêm não Nhật Bản trên tổng số 2.008.540 liều vắcxin Viêm não Nhật Bản đã sử dụng.

Về tình hình tai biến nặng trong tiêm chủng dịch vụ, đến 30/9/2019 ghi nhận 1 trường hợp tử vong sau tiêm chủng vắcxin Hexaxim tại tỉnh Bắc Ninh, trường hợp này đã được tiến hành điều tra và hội đồng tư vấn chuyên môn cấp tỉnh và cấp Bộ Y tế kết luận trẻ tử vong không rõ nguyên nhân./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục