“Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có buổi làm việc với Bộ Y tế và Đại học Y Hà Nội. Quyết định của Bộ là không cấp chỉ tiêu ngoài ngân sách cho Đại học Y Hà Nội,” Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định ngày 8/8.
Giải thích cụ thể hơn, Thứ trưởng Ga cho biết hệ ngoài ngân sách đã được Bộ quyết định bỏ từ năm 2011 do hệ này tạo sự không công bằng đối với các thí sinh, tạo cơ chế xin-cho.
Cũng theo Thứ trưởng Ga, tổng chỉ tiêu của Đại học Y Hà Nội năm nay là 1.050 sinh viên. Việc phân bố chỉ tiêu các ngành là việc nội bộ của trường. Trường cũng có thể có phương án điều chỉnh giữa các khối ngành để lấy học sinh giỏi.
Trước đó, do điểm thi năm nay quá cao, Đại học Y Hà Nội đã kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế cho phép mở thêm hệ ngoài ngân sách. Theo ông Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng nhà trường, chỉ tiêu của ngành Bác sĩ đa khoa là 550 em, trong số này có đến 80 hồ sơ xét tuyển thẳng, còn lại trên 400 chỉ tiêu. Nếu lấy điểm chuẩn là 27 điểm thì trường vẫn có trên 300 thí sinh trượt ngành Bác sĩ đa khoa. Điểm chuẩn là 27,5 thì số thí sinh trượt ngành này là trên 100 em, nhưng nếu lấy 28 điểm thì lại thiếu 40 thí sinh.
Ông Tú cho biết, do Đại học Y Hà Nội lấy điểm chuẩn theo ngành học dù điểm cao thí sinh vẫn không được chuyển điểm xuống ngành học điểm chuẩn thấp hơn. Vì thế, nếu Bộ không đồng ý cho trường mở hệ ngoài ngân sách thì thí sinh sẽ phải chấp nhận trượt, dù 27 điểm./.
Giải thích cụ thể hơn, Thứ trưởng Ga cho biết hệ ngoài ngân sách đã được Bộ quyết định bỏ từ năm 2011 do hệ này tạo sự không công bằng đối với các thí sinh, tạo cơ chế xin-cho.
Cũng theo Thứ trưởng Ga, tổng chỉ tiêu của Đại học Y Hà Nội năm nay là 1.050 sinh viên. Việc phân bố chỉ tiêu các ngành là việc nội bộ của trường. Trường cũng có thể có phương án điều chỉnh giữa các khối ngành để lấy học sinh giỏi.
Trước đó, do điểm thi năm nay quá cao, Đại học Y Hà Nội đã kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế cho phép mở thêm hệ ngoài ngân sách. Theo ông Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng nhà trường, chỉ tiêu của ngành Bác sĩ đa khoa là 550 em, trong số này có đến 80 hồ sơ xét tuyển thẳng, còn lại trên 400 chỉ tiêu. Nếu lấy điểm chuẩn là 27 điểm thì trường vẫn có trên 300 thí sinh trượt ngành Bác sĩ đa khoa. Điểm chuẩn là 27,5 thì số thí sinh trượt ngành này là trên 100 em, nhưng nếu lấy 28 điểm thì lại thiếu 40 thí sinh.
Ông Tú cho biết, do Đại học Y Hà Nội lấy điểm chuẩn theo ngành học dù điểm cao thí sinh vẫn không được chuyển điểm xuống ngành học điểm chuẩn thấp hơn. Vì thế, nếu Bộ không đồng ý cho trường mở hệ ngoài ngân sách thì thí sinh sẽ phải chấp nhận trượt, dù 27 điểm./.
Phạm Mai (Vietnam+)