Khi triển khai số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất, các đơn vị cung cấp dịch vụ không được khóa mã các kênh truyền hình thiết yếu, phục vụ thông tin chính trị, xã hội.
Thông tin trên được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra trong buổi Họp báo công bố triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 vào chiều ngày 31/1, tại Hà Nội.
Theo đó, Đề án số hóa truyền hình mặt đất đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ phủ sóng để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 80% dân cư.
Ngoài ra, 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.
Theo lộ trình của Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất được lựa chọn là DVB-T và các phiên bản tiếp theo (theo tiêu chuẩn truyền hình số châu Âu); áp dụng thống nhất tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh MPEG-4.
Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho hay, DVB-T là tiêu chuẩn đang được áp dụng tại hơn 140 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam sẽ áp dụng DVB-T2 là phiên bản mới nhất để triển khai.
Bên cạnh đó, "việc số hóa truyền hình mặt đất sẽ được tiến hành theo 4 giai đoạn với 4 nhóm tỉnh thành trên cả nước," ông Hoan nói.
Như vậy, khi phát sóng truyền hình tương tự (Analog), các máy thu hình hiện nay (bắt sóng truyền hình bằng ăng-ten-PV) sẽ không thu được tín hiệu truyền hình nữa và phải lắp thêm đầu thu hình số mặt đất.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Nam Thắng nhấn mạnh Nhà nước sẽ trích một phần để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình chính sách để mua đầu thu truyền hình số mặt đất. Ngoài ra, sẽ quy định việc các công ty sản xuất, nhập khẩu máy thu hình để sử dụng tại Việt Nam phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất vào máy thu hình theo lộ trình với từng chủng loại.
Cụ thể, kể từ ngày 1/4/2014 việc tích hợp sẽ áp dụng đối với tất cả các máy thu hình có kích thước màn hình trên 32 inch trở lên và đến 1/4/2015 sẽ áp dụng đối với tất cả máy thu hình từ 32 inch trở xuống. Không quy định bắt buộc tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình có màn hình công nghệ CRT.
Theo ông Đoàn Quang Hoan, hiện mức giá của đầu thu đang được bán trên thị trường vào khoảng 400-500.000 đồng, song lãnh đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, khi tích hợp vào máy thu hình, giá thành sẽ vào khoảng 7-10 USD.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Vietnam+ về việc hiện một số đơn vị cung cấp truyền hình số mặt đất như AVG, VTC, VTV hiện nay đều thu tiền thuê bao sẽ cản trở người dân xem truyền hình quảng bá khi lộ trình số hóa được thực hiện, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết theo quy định, các đầu thu của doanh nghiệp không được khóa mã với các kênh truyền hình thiết yếu.
"Danh mục các kênh thiết yếu phục vụ chính trị, xã hội (ví dụ VTV1, VTV2, VTC1...) sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định," Thứ trưởng Lê NamThắng chốt lại./.
Thông tin trên được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra trong buổi Họp báo công bố triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 vào chiều ngày 31/1, tại Hà Nội.
Theo đó, Đề án số hóa truyền hình mặt đất đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ phủ sóng để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 80% dân cư.
Ngoài ra, 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.
Theo lộ trình của Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất được lựa chọn là DVB-T và các phiên bản tiếp theo (theo tiêu chuẩn truyền hình số châu Âu); áp dụng thống nhất tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh MPEG-4.
Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho hay, DVB-T là tiêu chuẩn đang được áp dụng tại hơn 140 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam sẽ áp dụng DVB-T2 là phiên bản mới nhất để triển khai.
Bên cạnh đó, "việc số hóa truyền hình mặt đất sẽ được tiến hành theo 4 giai đoạn với 4 nhóm tỉnh thành trên cả nước," ông Hoan nói.
Như vậy, khi phát sóng truyền hình tương tự (Analog), các máy thu hình hiện nay (bắt sóng truyền hình bằng ăng-ten-PV) sẽ không thu được tín hiệu truyền hình nữa và phải lắp thêm đầu thu hình số mặt đất.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Nam Thắng nhấn mạnh Nhà nước sẽ trích một phần để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình chính sách để mua đầu thu truyền hình số mặt đất. Ngoài ra, sẽ quy định việc các công ty sản xuất, nhập khẩu máy thu hình để sử dụng tại Việt Nam phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất vào máy thu hình theo lộ trình với từng chủng loại.
Cụ thể, kể từ ngày 1/4/2014 việc tích hợp sẽ áp dụng đối với tất cả các máy thu hình có kích thước màn hình trên 32 inch trở lên và đến 1/4/2015 sẽ áp dụng đối với tất cả máy thu hình từ 32 inch trở xuống. Không quy định bắt buộc tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình có màn hình công nghệ CRT.
Theo ông Đoàn Quang Hoan, hiện mức giá của đầu thu đang được bán trên thị trường vào khoảng 400-500.000 đồng, song lãnh đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, khi tích hợp vào máy thu hình, giá thành sẽ vào khoảng 7-10 USD.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Vietnam+ về việc hiện một số đơn vị cung cấp truyền hình số mặt đất như AVG, VTC, VTV hiện nay đều thu tiền thuê bao sẽ cản trở người dân xem truyền hình quảng bá khi lộ trình số hóa được thực hiện, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết theo quy định, các đầu thu của doanh nghiệp không được khóa mã với các kênh truyền hình thiết yếu.
"Danh mục các kênh thiết yếu phục vụ chính trị, xã hội (ví dụ VTV1, VTV2, VTC1...) sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định," Thứ trưởng Lê NamThắng chốt lại./.
Lộ trình số hóa truyền hình mặt đất Theo Ban chỉ đạo Đề án, lộ trình dự kiến kết thúc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để hoàn toàn chuyển sang truyền hình số mặt đất là: Giai đoạn 1 áp dụng tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội (cũ), Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Dự kiến trước ngày 31/12/2015. Giai đoạn 2 gồm: Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang. Dự kiến trước ngày 31/12/2016. Giai đoạn 3 gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Dự kiến trước ngày 31/12/2018. Giai đoạn 4 là các tỉnh còn lại thuộc vùng sâu, vùng xa gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. Dự kiến trước ngày 31/12/2020. |
Trung Hiền (Vietnam+)