Tổng Giám đốc PVX Vũ Đức Thuận khẳng định rằng toàn bộ nguồn vốn đầu tư 600 triệu USD để xây dựng dự án Tổ hợp Tháp Dầu khí, 79 tầng tại Hà Nội sẽ được huy động từ nguồn vốn tự có của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) và các đối tác khác trong và ngoài nước.
Tại buổi họp báo chiều 27/3, sau khi có dư luận cho rằng Tòa tháp này sử dụng một phần vốn ngân sách và vốn từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Tổng Giám đốc PVX Vũ Đức Thuận cho biết hiện Petrovietnam nắm 40% cổ phần trong PVX.
Theo ông Thuận, sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được phê duyệt, PVX sẽ thành lập Công ty Cổ phần đầu tư Tháp Dầu khí để thu xếp vốn và triển khai dự án.
PVX sẽ mời các đối tác cùng tham gia vào công ty Cổ phần; trong đó, PVX nắm giữ 15%; phần còn lại giành cho các đối tác khác trên cơ sở ưu tiên đối tác nước ngoài có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, vận hành tổ hợp các công trình cao tầng hiện đại trên thế giới.
Ông Thuận cũng cho biết trên cơ sở tính toán tỷ suất đầu tư, PVX đã quyết định hạ độ cao của Tháp Dầu khí từ 102 tầng như công bố ban đầu xuống còn 79 tầng (chưa kể 5 tầng hầm) để đảm bảo hiệu quả đầu tư cao nhất.
Với việc hạ độ cao này, Tháp Dầu khí sẽ thấp hơn 500m, đúng như chiều cao Tháp đã được thành phố Hà Nội cấp phép và vốn đầu tư Tháp Dầu khí cũng sẽ giảm từ mức trên 1 tỷ USD xuống còn 600 triệu USD.
Cũng vì quyết định hạ độ cao này, Tháp Dầu khí sẽ chỉ là tháp cao nhất Hà Nội; không còn là Tháp cao thứ nhì châu Á và cao nhất Việt Nam như công bố ban đầu, ông Thuận nhấn mạnh.
Về tiến độ triển khai dự án, ông Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVX cho biết do các nhà thầu xây lắp trong nước hiện chưa đủ năng lực thi công các dự án tòa nhà cao trên 70 tầng nên PVX đã liên doanh với Công ty Xây dựng Hansin của Hàn Quốc và bắt tay hợp tác với Tập đoàn Samsung C&T (thi công Tháp Buiji Khalifa cao nhất thế giới)… để cùng đầu tư và thi công xây dựng Tháp Dầu khí.
PVX cũng đã tổ chức thi tuyển quốc tế phương án thiết kế dự án Tháp Dầu khí Việt Nam với các tiêu chí chính như hình ảnh công trình phải trở thành biểu tượng quốc tế của ngành dầu khí Việt Nam và Thủ đô Hà Nội trong khu vực và trên thế giới.
Ngày 30/3 tới, PVX sẽ công bố và trao giải cho phương án thiết kế được chọn làm thiết kế chính thức của Tháp Dầu khí Việt Nam.
Tổ hợp Tháp Dầu khí Việt Nam sẽ được xây dựng tại lô đất X1, trên diện tích 6,5ha thuộc dự án xây dựng quần thể kiến trúc 25ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Dự án sẽ được xây dựng theo công nghệ hiên đại, thân thiện với môi trường và chịu được động đất trên cấp 7 độ MSK (khoảng 6 độ Richter) - cao hơn tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của Việt Nam./.
Tại buổi họp báo chiều 27/3, sau khi có dư luận cho rằng Tòa tháp này sử dụng một phần vốn ngân sách và vốn từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Tổng Giám đốc PVX Vũ Đức Thuận cho biết hiện Petrovietnam nắm 40% cổ phần trong PVX.
Theo ông Thuận, sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được phê duyệt, PVX sẽ thành lập Công ty Cổ phần đầu tư Tháp Dầu khí để thu xếp vốn và triển khai dự án.
PVX sẽ mời các đối tác cùng tham gia vào công ty Cổ phần; trong đó, PVX nắm giữ 15%; phần còn lại giành cho các đối tác khác trên cơ sở ưu tiên đối tác nước ngoài có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, vận hành tổ hợp các công trình cao tầng hiện đại trên thế giới.
Ông Thuận cũng cho biết trên cơ sở tính toán tỷ suất đầu tư, PVX đã quyết định hạ độ cao của Tháp Dầu khí từ 102 tầng như công bố ban đầu xuống còn 79 tầng (chưa kể 5 tầng hầm) để đảm bảo hiệu quả đầu tư cao nhất.
Với việc hạ độ cao này, Tháp Dầu khí sẽ thấp hơn 500m, đúng như chiều cao Tháp đã được thành phố Hà Nội cấp phép và vốn đầu tư Tháp Dầu khí cũng sẽ giảm từ mức trên 1 tỷ USD xuống còn 600 triệu USD.
Cũng vì quyết định hạ độ cao này, Tháp Dầu khí sẽ chỉ là tháp cao nhất Hà Nội; không còn là Tháp cao thứ nhì châu Á và cao nhất Việt Nam như công bố ban đầu, ông Thuận nhấn mạnh.
Về tiến độ triển khai dự án, ông Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVX cho biết do các nhà thầu xây lắp trong nước hiện chưa đủ năng lực thi công các dự án tòa nhà cao trên 70 tầng nên PVX đã liên doanh với Công ty Xây dựng Hansin của Hàn Quốc và bắt tay hợp tác với Tập đoàn Samsung C&T (thi công Tháp Buiji Khalifa cao nhất thế giới)… để cùng đầu tư và thi công xây dựng Tháp Dầu khí.
PVX cũng đã tổ chức thi tuyển quốc tế phương án thiết kế dự án Tháp Dầu khí Việt Nam với các tiêu chí chính như hình ảnh công trình phải trở thành biểu tượng quốc tế của ngành dầu khí Việt Nam và Thủ đô Hà Nội trong khu vực và trên thế giới.
Ngày 30/3 tới, PVX sẽ công bố và trao giải cho phương án thiết kế được chọn làm thiết kế chính thức của Tháp Dầu khí Việt Nam.
Tổ hợp Tháp Dầu khí Việt Nam sẽ được xây dựng tại lô đất X1, trên diện tích 6,5ha thuộc dự án xây dựng quần thể kiến trúc 25ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Dự án sẽ được xây dựng theo công nghệ hiên đại, thân thiện với môi trường và chịu được động đất trên cấp 7 độ MSK (khoảng 6 độ Richter) - cao hơn tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của Việt Nam./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)