Tại Hội nghị tham vấn đối tác phát triển về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 6/9 ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và Chính phủ sẽ không dao động mục tiêu này.
Việt Nam đang ở mức lạm phát cao nhất châu Á
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 11, đặc biệt là chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng cường kỷ luật với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước... là những khuyến nghị chủ yếu mà đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ cho Việt Nam nêu ra trong hội nghị.
Ông Deapak Mishtra, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) cho biết những kết quả kinh tế xã hội mà Việt Nam đạt được thời gian qua khá khả quan, với tốc độ tăng trưởng khá (tăng 5,4% trong quý I và 5,7% trong quý 2 của năm nay), tăng trưởng xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 33%, tỷ giá hối đoái ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng, mức độ bất ổn định kinh tế vĩ mô ở mức vừa phải.
Tuy nhiên, ông Deapak Mishtra nhìn nhận rằng các thành quả này quá mong manh.
“Nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi đặt trong góc độ lịch sử của Việt Nam và so với các quốc gia khác trong khu vực. Lạm phát tăng 23% so với cùng kỳ là mức cao thứ 2 mà Việt Nam phải chứng kiến kể từ năm 1993 đến nay, và đây cũng là mức cao nhất tại châu Á,” ông Deapak Mishtra nhấn mạnh.
Ông Benedict Bingham, Đại diện thường trú cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào khuyến cáo: “Chính phủ Việt Nam nên tập trung nhiều hơn nữa trong chính sách tiền tệ để kỳ vọng lạm phát giảm xuống, tăng niềm tin vào tiền đồng và khi đó mới có cơ sở để kéo lãi suất xuống. Mặc dù lãi suất giảm là quan trọng với doanh nghiệp nhưng nếu không dựa trên những cơ sở trên thị trường thì khả năng đạt được mục tiêu kéo lãi suất xuống là khó khăn.”
Các chuyên gia quốc tế nhìn nhận các thách thức lớn hiện nay của nền kinh tế Việt Nam như lạm phát cao, vấn đề tỷ giá, lo ngại nợ công tăng, lãi suất ngân hàng quá cao..., không phải là vấn đề của riêng năm 2011. Vì vậy, cần cân nhắc các giải pháp trong bối cảnh dài hạn và tính đến những hệ lụy nếu áp dụng trong ngắn hạn.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng ổn định kinh tế sẽ rất “vất vả” do cấu trúc doanh nghiệp và ngân hàng bị bóp méo. Nếu trì hoãn, có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Bà Victoria Kwakwa khuyến nghị cần tăng tính minh bạch trong các hành động của Chính phủ và khối doanh nghiệp Nhà nước, để nhằm tăng hiệu quả trong thực hiện chính sách và tăng cường cải cách doanh nghiệp Nhà nước và ngành ngân hàng, nhằm tăng được niềm tin của các nhà đầu tư và sự quản lý vĩ mô.
Ông Kumba, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam khuyến nghị một số giải pháp như tăng tính minh bạch trong đầu tư công qua việc phân tích cụ thể cho công chúng các dự án đầu tư công. Đặc biệt, hiện nay vẫn còn sự thiếu nhất quán trong Luật Đấu thầu, gây khó khăn cho các chủ thầu, do đó cần nâng cao năng lực thực thi Luật đầu thầu. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu.
Chính phủ Việt Nam sẽ không chạy theo tốc độ tăng trưởng
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận những ý kiến xây dựng, thẳng thắn, toàn diện của các đại diện các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ trong việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ kết quả, thành tựu đạt được, đồng thời nghiêm túc thấy rõ những khó khăn, thách thức, tồn tại của nền kinh tế Việt Nam cũng như trong điều hành của Chính phủ.
Chính phủ Việt Nam quyết tâm phát huy nội lực đồng thời mong muốn nhận được sự ủng hộ của các đối tác phát triển của Việt Nam trong tư vấn chính sách và sự hỗ trợ nguồn lực để duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong thời gian tới, mục tiêu điều hành của Chính phủ Việt Nam là thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn Nghị quyết 11, trong đó tập trung ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính phủ Việt Nam sẽ không chạy theo tốc độ tăng trưởng, mà xem tăng trưởng GDP là một nội dung để ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ Việt Nam đề ra mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2011 ở mức khoảng 18% và năm 2012 sẽ đưa lạm phát xuống một con số. Tăng trưởng GDP duy trì ở mức 6% để đảm bảo an sinh xã hội và ổn định vĩ mô.
Song song với các giải pháp trước mắt, Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tế, để từng bước có hiệu quả, trong đó quan tâm hết sức đến tái cơ cấu đầu tư, giảm đầu tư xã hội để giảm tổng cầu, giảm lạm phát, tăng hiệu quả đầu tư công, minh bạch đầu tư công./.
Việt Nam đang ở mức lạm phát cao nhất châu Á
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 11, đặc biệt là chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng cường kỷ luật với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước... là những khuyến nghị chủ yếu mà đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ cho Việt Nam nêu ra trong hội nghị.
Ông Deapak Mishtra, chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) cho biết những kết quả kinh tế xã hội mà Việt Nam đạt được thời gian qua khá khả quan, với tốc độ tăng trưởng khá (tăng 5,4% trong quý I và 5,7% trong quý 2 của năm nay), tăng trưởng xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 33%, tỷ giá hối đoái ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng, mức độ bất ổn định kinh tế vĩ mô ở mức vừa phải.
Tuy nhiên, ông Deapak Mishtra nhìn nhận rằng các thành quả này quá mong manh.
“Nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi đặt trong góc độ lịch sử của Việt Nam và so với các quốc gia khác trong khu vực. Lạm phát tăng 23% so với cùng kỳ là mức cao thứ 2 mà Việt Nam phải chứng kiến kể từ năm 1993 đến nay, và đây cũng là mức cao nhất tại châu Á,” ông Deapak Mishtra nhấn mạnh.
Ông Benedict Bingham, Đại diện thường trú cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào khuyến cáo: “Chính phủ Việt Nam nên tập trung nhiều hơn nữa trong chính sách tiền tệ để kỳ vọng lạm phát giảm xuống, tăng niềm tin vào tiền đồng và khi đó mới có cơ sở để kéo lãi suất xuống. Mặc dù lãi suất giảm là quan trọng với doanh nghiệp nhưng nếu không dựa trên những cơ sở trên thị trường thì khả năng đạt được mục tiêu kéo lãi suất xuống là khó khăn.”
Các chuyên gia quốc tế nhìn nhận các thách thức lớn hiện nay của nền kinh tế Việt Nam như lạm phát cao, vấn đề tỷ giá, lo ngại nợ công tăng, lãi suất ngân hàng quá cao..., không phải là vấn đề của riêng năm 2011. Vì vậy, cần cân nhắc các giải pháp trong bối cảnh dài hạn và tính đến những hệ lụy nếu áp dụng trong ngắn hạn.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng ổn định kinh tế sẽ rất “vất vả” do cấu trúc doanh nghiệp và ngân hàng bị bóp méo. Nếu trì hoãn, có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Bà Victoria Kwakwa khuyến nghị cần tăng tính minh bạch trong các hành động của Chính phủ và khối doanh nghiệp Nhà nước, để nhằm tăng hiệu quả trong thực hiện chính sách và tăng cường cải cách doanh nghiệp Nhà nước và ngành ngân hàng, nhằm tăng được niềm tin của các nhà đầu tư và sự quản lý vĩ mô.
Ông Kumba, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam khuyến nghị một số giải pháp như tăng tính minh bạch trong đầu tư công qua việc phân tích cụ thể cho công chúng các dự án đầu tư công. Đặc biệt, hiện nay vẫn còn sự thiếu nhất quán trong Luật Đấu thầu, gây khó khăn cho các chủ thầu, do đó cần nâng cao năng lực thực thi Luật đầu thầu. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu.
Chính phủ Việt Nam sẽ không chạy theo tốc độ tăng trưởng
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận những ý kiến xây dựng, thẳng thắn, toàn diện của các đại diện các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ trong việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ kết quả, thành tựu đạt được, đồng thời nghiêm túc thấy rõ những khó khăn, thách thức, tồn tại của nền kinh tế Việt Nam cũng như trong điều hành của Chính phủ.
Chính phủ Việt Nam quyết tâm phát huy nội lực đồng thời mong muốn nhận được sự ủng hộ của các đối tác phát triển của Việt Nam trong tư vấn chính sách và sự hỗ trợ nguồn lực để duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong thời gian tới, mục tiêu điều hành của Chính phủ Việt Nam là thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn Nghị quyết 11, trong đó tập trung ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính phủ Việt Nam sẽ không chạy theo tốc độ tăng trưởng, mà xem tăng trưởng GDP là một nội dung để ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ Việt Nam đề ra mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2011 ở mức khoảng 18% và năm 2012 sẽ đưa lạm phát xuống một con số. Tăng trưởng GDP duy trì ở mức 6% để đảm bảo an sinh xã hội và ổn định vĩ mô.
Song song với các giải pháp trước mắt, Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tế, để từng bước có hiệu quả, trong đó quan tâm hết sức đến tái cơ cấu đầu tư, giảm đầu tư xã hội để giảm tổng cầu, giảm lạm phát, tăng hiệu quả đầu tư công, minh bạch đầu tư công./.
Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)