Đêm 14 tháng Giêng (5/2 dương lịch), Lễ hội khai ấn đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) năm 2012 đã chính thức khai mạc.
Tham dự có Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và hàng nghìn du khách thập phương.
Đây là năm đầu tiên lễ hội này được tổ chức theo kịch bản mới do Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân thành phố xây dựng và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt.
Đúng 22 giờ 00, kiệu ấn được các cụ cao niên, đại diện các tầng lớp nhân dân phường Lộc Vượng rước từ đền Cố Trạch thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn sang đền Thiên Trường, nơi đặt bài vị của 14 vị vua Trần.
Sau bài diễn văn ngắn gọn của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố ca ngợi công lao to lớn của vương triều Trần và nhấn mạng ý nghĩa của tục lệ khai ấn xưa, nghi lễ khai ấn được thực hiện gọn nhẹ nhưng hết sức trang nghiêm vào đúng giờ Tý (23 giờ) tại nội cung đền Thiên Trường theo đúng nghi thức truyền thống.
Phục hồi tập tục truyền thống, đêm 14 tháng Giêng năm nay nhà đền chỉ đóng 11 lá ấn để dâng các đình, đền, chùa, phủ chung quanh phường Lộc Vượng và lưu lại hòm ấn nhà đền. Thời điểm phát ấn được lùi vào sáng 6/2 nên đã hạn chế được hoàn toàn cảnh chen lấn, xô đẩy kinh hoàng.
Để đảm bảo an ninh, trật tự cho đêm khai ấn, tỉnh Nam Định đã huy động 2.183 người thuộc các đơn vị công an, quân sự, dân quân tự vệ và dân phòng. Lực lượng này được bố trí thành 5 vòng, với tổng cộng 38 chốt bảo vệ.
Ngoài ra, Ban tổ chức đã cho dựng 5 lều bạt y tế và huy động 5 xe cứu thương tập kết tại các vị trí thuận tiện để tổ chức cấp cứu người bị tai nạn hoặc gặp phải vấn đề về sức khỏe và bố trí 2 bãi xe với sức chứa khoảng 3.000 ôtô thuộc Dự án công viên văn hóa Trần. Công an tỉnh Nam Định đã cho phân luồng từ xa đối với các phương tiện giao thông đi qua khu vực lễ hội.
Các ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn đi kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phát hiện và xử lý các hành vi "chặt chém" du khách tại các cơ sở dịch vụ trên địa bàn; triển khai các phương án cụ thể nhằm xóa các hoạt động cờ bạc dưới hình thức trò chơi tại khu vực lễ hội và di chuyển toàn bộ người hành khất ra khỏi khu vực di tích.
Tuy vậy, theo ghi nhận trực tiếp của phóng viên, tại đường Trần Thừa chạy qua trước di tích đền Trần - chùa Tháp, vẫn còn hàng chục tụ điểm đỏ đen theo kiểu "Tôm, cua, cá," "Chiếc nón kỳ diệu," "Vui chơi có thưởng." Cũng trên đoạn đường này, đội quân hành khất từ khắp nơi đổ về nằm ngồi la liệt, bủa vây khách hành hương.
Năm 2012, thời gian phát ấn (thống nhất một loại bằng giấy) cho du khách thập phương, kể các quan khách, đại biểu khách mời được ấn định từ 7 giờ sáng ngày 15 đến hết tháng Giêng.
Trong các ngày 15 và 16 tháng Giêng, Ban tổ chức sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống như múa lân, rồng, sư tử, hát chèo, chầu văn, thi kéo cờ, đấu võ, đấu vật bên ngoài cổng Ngũ Môn đền Trần./.
Tham dự có Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và hàng nghìn du khách thập phương.
Đây là năm đầu tiên lễ hội này được tổ chức theo kịch bản mới do Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân thành phố xây dựng và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt.
Đúng 22 giờ 00, kiệu ấn được các cụ cao niên, đại diện các tầng lớp nhân dân phường Lộc Vượng rước từ đền Cố Trạch thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn sang đền Thiên Trường, nơi đặt bài vị của 14 vị vua Trần.
Sau bài diễn văn ngắn gọn của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố ca ngợi công lao to lớn của vương triều Trần và nhấn mạng ý nghĩa của tục lệ khai ấn xưa, nghi lễ khai ấn được thực hiện gọn nhẹ nhưng hết sức trang nghiêm vào đúng giờ Tý (23 giờ) tại nội cung đền Thiên Trường theo đúng nghi thức truyền thống.
Phục hồi tập tục truyền thống, đêm 14 tháng Giêng năm nay nhà đền chỉ đóng 11 lá ấn để dâng các đình, đền, chùa, phủ chung quanh phường Lộc Vượng và lưu lại hòm ấn nhà đền. Thời điểm phát ấn được lùi vào sáng 6/2 nên đã hạn chế được hoàn toàn cảnh chen lấn, xô đẩy kinh hoàng.
Để đảm bảo an ninh, trật tự cho đêm khai ấn, tỉnh Nam Định đã huy động 2.183 người thuộc các đơn vị công an, quân sự, dân quân tự vệ và dân phòng. Lực lượng này được bố trí thành 5 vòng, với tổng cộng 38 chốt bảo vệ.
Ngoài ra, Ban tổ chức đã cho dựng 5 lều bạt y tế và huy động 5 xe cứu thương tập kết tại các vị trí thuận tiện để tổ chức cấp cứu người bị tai nạn hoặc gặp phải vấn đề về sức khỏe và bố trí 2 bãi xe với sức chứa khoảng 3.000 ôtô thuộc Dự án công viên văn hóa Trần. Công an tỉnh Nam Định đã cho phân luồng từ xa đối với các phương tiện giao thông đi qua khu vực lễ hội.
Các ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn đi kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phát hiện và xử lý các hành vi "chặt chém" du khách tại các cơ sở dịch vụ trên địa bàn; triển khai các phương án cụ thể nhằm xóa các hoạt động cờ bạc dưới hình thức trò chơi tại khu vực lễ hội và di chuyển toàn bộ người hành khất ra khỏi khu vực di tích.
Tuy vậy, theo ghi nhận trực tiếp của phóng viên, tại đường Trần Thừa chạy qua trước di tích đền Trần - chùa Tháp, vẫn còn hàng chục tụ điểm đỏ đen theo kiểu "Tôm, cua, cá," "Chiếc nón kỳ diệu," "Vui chơi có thưởng." Cũng trên đoạn đường này, đội quân hành khất từ khắp nơi đổ về nằm ngồi la liệt, bủa vây khách hành hương.
Năm 2012, thời gian phát ấn (thống nhất một loại bằng giấy) cho du khách thập phương, kể các quan khách, đại biểu khách mời được ấn định từ 7 giờ sáng ngày 15 đến hết tháng Giêng.
Trong các ngày 15 và 16 tháng Giêng, Ban tổ chức sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống như múa lân, rồng, sư tử, hát chèo, chầu văn, thi kéo cờ, đấu võ, đấu vật bên ngoài cổng Ngũ Môn đền Trần./.
Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)