Hết thời hạn công bố điểm, cả nước không có thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối ở cả ba môn thi với tổng số 30 điểm.
Các “lò” thủ khoa điểm tuyệt đối như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội… đã công bố điểm thi khá sớm và đều dừng ở ngưỡng 29 điểm.
Hôm qua, ngày 31/7, là hạn chót để các trường đại học, cao đẳng công bố điểm thi, tuy nhiên, vẫn vắng bóng thủ khoa với điểm số tròn trĩnh là 30 điểm.
Thí sinh có điểm số cao nhất mùa tuyển sinh năm nay là em Phạm Thái Sơn, dự thi vào Đại học Y dược, thuộc Đại học Huế. Sơn đạt 29,5 điểm. Đến từ Quảng Bình, thuộc khu vực 2 nông thôn nên nếu tính điểm ưu tiên theo vùng, điểm số của Sơn là 30,5 điểm. Cùng giữ vị trí quán quân với Sơn là em Đậu Thị Thu, dự thi khối B vào Đại học Y Hà Nội, đạt 29,5 điểm.
Có thể thấy trong vài năm trở lại đây, số thủ khoa đạt điểm tuyệt đối giảm dần. Trường đạt thành tích thủ khoa nhiều nhất là Đại học Ngoại thương. Năm 2008, trường có 13 thí sinh đạt 30 điểm (trong đó có 3 em đạt 30 điểm tuyệt đối, 10 em có điểm được làm tròn từ 29,75 điểm). Năm 2009, con số này giảm xuống còn 5 em. Năm 2010, chỉ có một thí sinh của Đại học Ngoại thương và cũng là thí sinh duy nhất trên cả nước đạt thành tích này. Năm nay, không có thí sinh nào vươn tới điểm số đó.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa Hà Nội, thủ khoa hay điểm tuyệt đối không phải là vấn đề quyết định. Vị trí thủ khoa có thể giúp thí sinh tự tin hơn hoặc đạt một số học bổng ban đầu, nhưng trong quá trình học, nếu không cố gắng, thí sinh đó vẫn có thể bị tụt hậu so với các thí sinh khác có điểm thấp hơn. Thực tế tại Đại học Bách khoa cho thấy, nhiều thủ khoa thất thế ngay từ sau học kỳ đầu tiên.
Nhìn ở góc độ khác, ông Nguyễn Hữu Tú, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Hà Nội cho rằng, một kỳ thi mang tính tuyển chọn nhân tài như thi đại học lại “ra lò” hàng loạt thủ khoa là không hợp lý, cho thấy đề thi chưa thực sự phân hóa được thí sinh. Vì thế, việc vắng bóng thủ khoa 30 điểm năm nay là hết sức bình thường.
Kết quả thi của các trường cũng cho thấy, trong khi mức điểm thi trung bình ở các trường nhóm trên vẫn giữ ổn định như mọi năm thì điểm thi ở các trường nhóm dưới lại giảm. Theo đó, các trường có điểm đầu vào cao dự kiến điểm chuẩn sẽ tương đương năm 2010 còn các trường nhóm dưới cho biết, điểm chuẩn có thể giảm từ 0,5 đến 1 điểm.
Ngày 8/8 tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ họp và quyết định điểm sàn. Dựa trên mức điểm này, các trường sẽ xây dựng và công bố điểm chuẩn./.
Các “lò” thủ khoa điểm tuyệt đối như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội… đã công bố điểm thi khá sớm và đều dừng ở ngưỡng 29 điểm.
Hôm qua, ngày 31/7, là hạn chót để các trường đại học, cao đẳng công bố điểm thi, tuy nhiên, vẫn vắng bóng thủ khoa với điểm số tròn trĩnh là 30 điểm.
Thí sinh có điểm số cao nhất mùa tuyển sinh năm nay là em Phạm Thái Sơn, dự thi vào Đại học Y dược, thuộc Đại học Huế. Sơn đạt 29,5 điểm. Đến từ Quảng Bình, thuộc khu vực 2 nông thôn nên nếu tính điểm ưu tiên theo vùng, điểm số của Sơn là 30,5 điểm. Cùng giữ vị trí quán quân với Sơn là em Đậu Thị Thu, dự thi khối B vào Đại học Y Hà Nội, đạt 29,5 điểm.
Có thể thấy trong vài năm trở lại đây, số thủ khoa đạt điểm tuyệt đối giảm dần. Trường đạt thành tích thủ khoa nhiều nhất là Đại học Ngoại thương. Năm 2008, trường có 13 thí sinh đạt 30 điểm (trong đó có 3 em đạt 30 điểm tuyệt đối, 10 em có điểm được làm tròn từ 29,75 điểm). Năm 2009, con số này giảm xuống còn 5 em. Năm 2010, chỉ có một thí sinh của Đại học Ngoại thương và cũng là thí sinh duy nhất trên cả nước đạt thành tích này. Năm nay, không có thí sinh nào vươn tới điểm số đó.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa Hà Nội, thủ khoa hay điểm tuyệt đối không phải là vấn đề quyết định. Vị trí thủ khoa có thể giúp thí sinh tự tin hơn hoặc đạt một số học bổng ban đầu, nhưng trong quá trình học, nếu không cố gắng, thí sinh đó vẫn có thể bị tụt hậu so với các thí sinh khác có điểm thấp hơn. Thực tế tại Đại học Bách khoa cho thấy, nhiều thủ khoa thất thế ngay từ sau học kỳ đầu tiên.
Nhìn ở góc độ khác, ông Nguyễn Hữu Tú, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Hà Nội cho rằng, một kỳ thi mang tính tuyển chọn nhân tài như thi đại học lại “ra lò” hàng loạt thủ khoa là không hợp lý, cho thấy đề thi chưa thực sự phân hóa được thí sinh. Vì thế, việc vắng bóng thủ khoa 30 điểm năm nay là hết sức bình thường.
Kết quả thi của các trường cũng cho thấy, trong khi mức điểm thi trung bình ở các trường nhóm trên vẫn giữ ổn định như mọi năm thì điểm thi ở các trường nhóm dưới lại giảm. Theo đó, các trường có điểm đầu vào cao dự kiến điểm chuẩn sẽ tương đương năm 2010 còn các trường nhóm dưới cho biết, điểm chuẩn có thể giảm từ 0,5 đến 1 điểm.
Ngày 8/8 tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ họp và quyết định điểm sàn. Dựa trên mức điểm này, các trường sẽ xây dựng và công bố điểm chuẩn./.
Phạm Mai (Vietnam+)