Chiều 17/5, người đứng đầu Ủy ban Điều phối hoạt động tìm kiếm và cứu hộ (SMC) vụ máy bay Sukhoi Superjet 100 bị rơi ở núi Salak, huyện Bogor, tỉnh West Java của Indonesia, ông Ketut Parwa, đã chính thức xác nhận không còn ai sống sót trong tai nạn xảy ra chiều 9/5.
Ông cũng cho biết hoạt động tìm kiếm đã hoàn thành được khoảng 90% công việc.
Ông Ketut Parwa nói: “mặc dù sau chín ngày nỗ lực tìm kiếm không thấy bất kỳ người nào còn sống, cũng như bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy khả năng có thể có người sống sót, nhưng tôi vẫn tiếp tục hy vọng ở một điều kỳ diệu nào đó, dù chỉ là vô cùng, vô cùng mong manh.”
Ông Ketut Parwa cho biết thi thể của các nạn nhân được tìm thấy đều trong tình trạng bị biến dạng do máy bay bị nổ khi rơi hoặc do bị va chạm với các mảnh vỡ của máy bay.
Tính đến chiều tối ngày 17/5, lực lượng tìm kiếm và cứu nạn đã chuyển tổng cộng 37 túi đựng thi thể và đồ dùng cá nhân của các nạn nhân về Bệnh viện Cảnh sát Quốc gia Kramat Jati ở Jakarta để nhận dạng.
Trong khi đó, Giám đốc Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Indonesia (BASARNAS), Daryatmo, thông báo các đội cứu hộ đã chuyển túi cuối cùng đựng thi thể các nạn nhân vụ tai nạn máy bay Nga về sân bay quân sự Halim Perdanakusuma ở Jakarta, và đang cố gắng tìm kiếm bộ phận ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) của hộp đen.
Ông Daryatmo cho biết hiện trên sườn núi nơi máy bay bị rơi, trong vòng bán kính một cây số vẫn còn trên 170 nhân viên của BASARNAS đang tìm kiếm lần cuối cùng.
Theo một số nhà điều tra nguyên nhân vụ tai nạn, trong đó có cả chuyên gia Nga và Pháp, chiếc Superjet 100 đã đâm vào núi Salak với tốc độ khoảng 800 km/giờ trong điều kiện thời tiết có mưa.
Ủy ban Điều tra Nạn nhân thảm họa Indonesia (DVI) đã mời những người ruột thịt của các nạn nhân tới Bệnh viện Cảnh sát Quốc gia Kramat Jati để cung cấp mẫu AND giúp cho quá trình nhận dạng.
Mặc dù chưa có thông tin chính thức từ các cơ quan có trách nhiệm, song nguồn tin tại chỗ cho biết nạn nhân đã được nhận dạng là phóng viên kênh truyền hình Trans TV của Indonesia, ông Aditya Sukardi.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 17/5, cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông tên là Yogi Santani vì đã đăng lên mạng các bức ảnh giả về hình ảnh các nạn nhân.
Nam sinh viên trường Đại học Bandung Lampung 22 tuổi này đã công khai xin lỗi về hành động của mình, song cho biết anh cũng không hề biết những bức ảnh có được từ người mẹ Liz Anggraeni của mình là giả. Mẹ anh đã lấy các bức ảnh này từ nhóm Blackberry Messenger mà bà tham gia.
Cảnh sát đã thả Yogi, song anh này sẽ phải đến trình diện tại cơ quan cảnh sát vào thứ Hai và thứ Tư hàng tuần./.
Ông cũng cho biết hoạt động tìm kiếm đã hoàn thành được khoảng 90% công việc.
Ông Ketut Parwa nói: “mặc dù sau chín ngày nỗ lực tìm kiếm không thấy bất kỳ người nào còn sống, cũng như bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy khả năng có thể có người sống sót, nhưng tôi vẫn tiếp tục hy vọng ở một điều kỳ diệu nào đó, dù chỉ là vô cùng, vô cùng mong manh.”
Ông Ketut Parwa cho biết thi thể của các nạn nhân được tìm thấy đều trong tình trạng bị biến dạng do máy bay bị nổ khi rơi hoặc do bị va chạm với các mảnh vỡ của máy bay.
Tính đến chiều tối ngày 17/5, lực lượng tìm kiếm và cứu nạn đã chuyển tổng cộng 37 túi đựng thi thể và đồ dùng cá nhân của các nạn nhân về Bệnh viện Cảnh sát Quốc gia Kramat Jati ở Jakarta để nhận dạng.
Trong khi đó, Giám đốc Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Indonesia (BASARNAS), Daryatmo, thông báo các đội cứu hộ đã chuyển túi cuối cùng đựng thi thể các nạn nhân vụ tai nạn máy bay Nga về sân bay quân sự Halim Perdanakusuma ở Jakarta, và đang cố gắng tìm kiếm bộ phận ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) của hộp đen.
Ông Daryatmo cho biết hiện trên sườn núi nơi máy bay bị rơi, trong vòng bán kính một cây số vẫn còn trên 170 nhân viên của BASARNAS đang tìm kiếm lần cuối cùng.
Theo một số nhà điều tra nguyên nhân vụ tai nạn, trong đó có cả chuyên gia Nga và Pháp, chiếc Superjet 100 đã đâm vào núi Salak với tốc độ khoảng 800 km/giờ trong điều kiện thời tiết có mưa.
Ủy ban Điều tra Nạn nhân thảm họa Indonesia (DVI) đã mời những người ruột thịt của các nạn nhân tới Bệnh viện Cảnh sát Quốc gia Kramat Jati để cung cấp mẫu AND giúp cho quá trình nhận dạng.
Mặc dù chưa có thông tin chính thức từ các cơ quan có trách nhiệm, song nguồn tin tại chỗ cho biết nạn nhân đã được nhận dạng là phóng viên kênh truyền hình Trans TV của Indonesia, ông Aditya Sukardi.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 17/5, cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông tên là Yogi Santani vì đã đăng lên mạng các bức ảnh giả về hình ảnh các nạn nhân.
Nam sinh viên trường Đại học Bandung Lampung 22 tuổi này đã công khai xin lỗi về hành động của mình, song cho biết anh cũng không hề biết những bức ảnh có được từ người mẹ Liz Anggraeni của mình là giả. Mẹ anh đã lấy các bức ảnh này từ nhóm Blackberry Messenger mà bà tham gia.
Cảnh sát đã thả Yogi, song anh này sẽ phải đến trình diện tại cơ quan cảnh sát vào thứ Hai và thứ Tư hàng tuần./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)