Chỉ còn chưa đầy hai ngày nữa, các phương tiện vận tải theo diện bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS (còn gọi là hộp đen) sẽ phải hoàn tất công việc này.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), số doanh nghiệp đã lắp đặt hộp đen hiệu quả khai thác còn chưa cao, chủ yếu chỉ để được kiểm định và cấp phù hiệu kinh doanh vận tải chứ không phải vì mục đích quản lý.
“Phương tiện không lắp đặt khi kiểm tra, kiểm định, thiết bị hộp đen kém chất lượng sẽ xử lý bằng cách rút hoặc không cấp giấy phép kinh doanh, đăng kiểm,” ông Quyền khẳng định...
“Siết chặt” chất lượng hộp đen
- Gần sát “giờ G”, các phương tiện bắt buộc lắp đặt hộp đen. Vậy, ông có thể đánh giá sơ bộ về việc lắp đặt hộp đen của doanh nghiệp vận tải trên cả nước?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Chủ trương lắp hộp đen để quản lý hoạt động vận tải là chủ trương đúng đắn, qua triển khai thực tiễn thì các Sở Giao thông Vận tải đã triển khai tích cực và đồng bộ. Sở đều yêu cầu doanh nghiệp phải cam kết lắp khi đến hạn.
Các doanh nghiệp, Hợp tác xã về cơ bản đều hưởng ứng chủ trương này. Tuy nhiên, đơn vị vận tải vẫn ít quan tâm khai thác nên hiệu quả chưa đều.
Hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải lắp có số lượng xe lớn, bộ máy quản lý tập trung đều khai thác tính năng tốt, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và kinh doanh hiệu quả như doanh nghiệp Hoàng Hà, Hoàng Long.
Tuy nhiên, ở nước ta, số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ, xe ít, hợp tác xã có từ 5-7 xe chiếm tỷ lệ lớn, hình thức quản lý chủ yếu khoán doanh thu nên khai thác không tập trung. Các đơn vị này nhận thức chưa đầy đủ về yêu cầu của Nhà nước về lắp hộp đen để phục vụ kinh doanh.
Với những phương tiện không lắp đặt hộp đen khi tiến hành kiểm tra, kiểm định sẽ xử lý bằng cách rút hoặc không cấp giấy phép kinh doanh, đăng kiểm.
- Thưa ông, nhiều sản phẩm đang lưu hành trên thị trường hiện nay không đáp ứng được các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT do chủ xe đã bắt tay với nhà sản xuất, lắp rắp tháo bớt một số tính năng để giảm giá?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Quản lý chất lượng theo quy định thì Bộ đã ban hành quy chuẩn kĩ thuật về hộp đen, trong đó yêu cầu 5 thông tin cơ bản để phục vụ quản lý gồm: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, tình trạng khi xe đang chạy, thời gian lái xe. Ngoài ra, các đơn vị cung ứng có thể theo yêu cầu của doanh nghiệp vận tải sẽ lắp thêm một số phụ kiện với những tiêu chí khác như: mức tiêu hao nhiên liệu, số lượng hành khách trên xe...
Riêng các đơn vị cung ứng thiết bị khi đăng kí chất lượng sản phẩm sẽ được Viện Đo lường (Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) và Trung tâm Đo lường Quân đội kiểm định và cấp phiếu đạt chuẩn. Trên cơ sở đó, Bộ ra văn bản công nhận thiết bị hợp quy.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, hơn 30 đơn vị sản xuất kinh doanh hộp đen cấp giấy chứng nhận hợp quy. Tổng cục Đường bộ cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần lắp đúng sản phẩm đã được công bố, không lắp thiết bị trôi nổi trên thị trường.
- Làm thế nào để có thể “siết chặt” hoặc loại hộp đen kém chất lượng để đảm bảo tính công bằng và tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh “hộp đen”?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Hộp đen là 1 trong những thiết bị trên ôtô và là điều kiện để kinh doanh. Thiết bị không hợp quy sẽ không đủ điều kiện kinh doanh.
Các doanh nghiệp lắp đặt chỉ đối phó để đăng kiểm thì sau này Nhà nước sẽ có hình thức kiểm tra theo định kì thông qua hợp đồng, nghiệm thu sản phẩm, lưu trữ hồ sơ...
- Trong các văn bản, thông tư hiện nay của Luật giao thông vẫn chưa có chế tài nào xử phạt doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt thiết bị hộp đen nếu không đạt chuẩn. Ý kiến của ông như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Hộp đen cũng là một sản phẩm trên thị trường nên sẽ được xử phạt theo Luật thương mại và Luật khác quy định nên không quy định trong Luật giao thông.
Kiểm tra, xử phạt vi phạm theo định kỳ
- Thưa ông, có ý kiến cho rằng, nhiều doanh nghiệp không có tiền đầu tư mua thiết bị theo dõi nên đã thuê máy chủ. Thậm chí, các doanh nghiệp không quan tâm theo dõi hoạt động của xe?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Quản lý Nhà nước chưa bắt buộc mà chỉ yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng đủ 5 tiêu chí trên khi lắp đồng thời việc kiểm tra hộp đen sẽ định kì theo tháng, năm.
- Vấn đề quản lý, kết nối và cung cấp thông tin hộp đen chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị sản xuất và nhà mạng theo dõi. Nếu cơ quan cung cấp thiết bị theo dõi bị giải thể thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn bởi theo dõi phương tiện ra sao, hoạt động như thế nào, thông tin có còn được lưu giữ không. Ông nghĩ gì về vấn đề này?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Trong các văn bản và chỉ đạo vẫn chưa có quy định các doanh nghiệp phải truyền thông tin trực tiếp để lực lượng kiểm tra. Doanh nghiệp lưu trữ liên kết như thế nào đó để lưu trữ, hình thành trung tâm quản lý thì tự thân họ phải làm, để đảm bảo có thông tin đầy đủ khi kiểm tra.
- Phải chăng chúng ta cần xây dựng trung tâm quản lý thông tin chung để theo dõi thiết bị?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Đây là chủ trương đã được Tổng cục Đường bộ đề xuất và tiến tới xây dựng trong đó thông tin về hộp đen là 1 trong những trung tâm thông tin. Phần mềm cơ sở dữ liệu bao gồm nhiều hoạt động nên sẽ là rất lớn. Và để xây dựng dữ liệu chung đó cũng phải trang bị hạ tầng kỹ thuật cho các Sở, các bến xe… Nếu triển khai tích cực và kinh phí có được nhanh nhất cũng phải mất 2 năm mới có thể có trung tâm quản lý thông tin chung.
Cụ thể, trung tâm thông tin sẽ cung cấp thông tin liên quan đến quản lý bến xe như thế nào, chất lượng dịch vụ ra sao? thông tin ghi nhận đến đâu? quản lý những vi phạm đối với người lái xe? tuyến vận tải chạy bao nhiêu xe? chạy đúng không?
- Việc xử phạt vi phạm thông qua hộp đen sẽ thực hiện như thế nào bởi lực lượng công an và thanh tra giao thông vẫn chưa có các trang thiết bị để kiểm tra, theo dõi và xử lý phương tiện vi phạm?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Theo quy định, các thiết bị khi kiểm tra phải in được dữ liệu trong trường hợp cơ quan chức năng kiểm tra thông qua hình thức in hoặc kiểm tra định kỳ khi đăng ký cấp phép kinh doanh, đăng kiểm.
Về phía các cơ quan Nhà nước cần tiếp tục có chủ trương và biện pháp về thanh kiểm tra, hình thành cơ sở dữ liệu ở các Sở và Tổng cục Đường bộ. Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng tuần tra như cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông thì hiệu quả thiết bị này sẽ phát huy cao hơn.
-Xin cảm ơn ông./.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), số doanh nghiệp đã lắp đặt hộp đen hiệu quả khai thác còn chưa cao, chủ yếu chỉ để được kiểm định và cấp phù hiệu kinh doanh vận tải chứ không phải vì mục đích quản lý.
“Phương tiện không lắp đặt khi kiểm tra, kiểm định, thiết bị hộp đen kém chất lượng sẽ xử lý bằng cách rút hoặc không cấp giấy phép kinh doanh, đăng kiểm,” ông Quyền khẳng định...
“Siết chặt” chất lượng hộp đen
- Gần sát “giờ G”, các phương tiện bắt buộc lắp đặt hộp đen. Vậy, ông có thể đánh giá sơ bộ về việc lắp đặt hộp đen của doanh nghiệp vận tải trên cả nước?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Chủ trương lắp hộp đen để quản lý hoạt động vận tải là chủ trương đúng đắn, qua triển khai thực tiễn thì các Sở Giao thông Vận tải đã triển khai tích cực và đồng bộ. Sở đều yêu cầu doanh nghiệp phải cam kết lắp khi đến hạn.
Các doanh nghiệp, Hợp tác xã về cơ bản đều hưởng ứng chủ trương này. Tuy nhiên, đơn vị vận tải vẫn ít quan tâm khai thác nên hiệu quả chưa đều.
Hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải lắp có số lượng xe lớn, bộ máy quản lý tập trung đều khai thác tính năng tốt, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và kinh doanh hiệu quả như doanh nghiệp Hoàng Hà, Hoàng Long.
Tuy nhiên, ở nước ta, số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ, xe ít, hợp tác xã có từ 5-7 xe chiếm tỷ lệ lớn, hình thức quản lý chủ yếu khoán doanh thu nên khai thác không tập trung. Các đơn vị này nhận thức chưa đầy đủ về yêu cầu của Nhà nước về lắp hộp đen để phục vụ kinh doanh.
Với những phương tiện không lắp đặt hộp đen khi tiến hành kiểm tra, kiểm định sẽ xử lý bằng cách rút hoặc không cấp giấy phép kinh doanh, đăng kiểm.
- Thưa ông, nhiều sản phẩm đang lưu hành trên thị trường hiện nay không đáp ứng được các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT do chủ xe đã bắt tay với nhà sản xuất, lắp rắp tháo bớt một số tính năng để giảm giá?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Quản lý chất lượng theo quy định thì Bộ đã ban hành quy chuẩn kĩ thuật về hộp đen, trong đó yêu cầu 5 thông tin cơ bản để phục vụ quản lý gồm: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, tình trạng khi xe đang chạy, thời gian lái xe. Ngoài ra, các đơn vị cung ứng có thể theo yêu cầu của doanh nghiệp vận tải sẽ lắp thêm một số phụ kiện với những tiêu chí khác như: mức tiêu hao nhiên liệu, số lượng hành khách trên xe...
Riêng các đơn vị cung ứng thiết bị khi đăng kí chất lượng sản phẩm sẽ được Viện Đo lường (Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) và Trung tâm Đo lường Quân đội kiểm định và cấp phiếu đạt chuẩn. Trên cơ sở đó, Bộ ra văn bản công nhận thiết bị hợp quy.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, hơn 30 đơn vị sản xuất kinh doanh hộp đen cấp giấy chứng nhận hợp quy. Tổng cục Đường bộ cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần lắp đúng sản phẩm đã được công bố, không lắp thiết bị trôi nổi trên thị trường.
- Làm thế nào để có thể “siết chặt” hoặc loại hộp đen kém chất lượng để đảm bảo tính công bằng và tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh “hộp đen”?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Hộp đen là 1 trong những thiết bị trên ôtô và là điều kiện để kinh doanh. Thiết bị không hợp quy sẽ không đủ điều kiện kinh doanh.
Các doanh nghiệp lắp đặt chỉ đối phó để đăng kiểm thì sau này Nhà nước sẽ có hình thức kiểm tra theo định kì thông qua hợp đồng, nghiệm thu sản phẩm, lưu trữ hồ sơ...
- Trong các văn bản, thông tư hiện nay của Luật giao thông vẫn chưa có chế tài nào xử phạt doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt thiết bị hộp đen nếu không đạt chuẩn. Ý kiến của ông như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Hộp đen cũng là một sản phẩm trên thị trường nên sẽ được xử phạt theo Luật thương mại và Luật khác quy định nên không quy định trong Luật giao thông.
Kiểm tra, xử phạt vi phạm theo định kỳ
- Thưa ông, có ý kiến cho rằng, nhiều doanh nghiệp không có tiền đầu tư mua thiết bị theo dõi nên đã thuê máy chủ. Thậm chí, các doanh nghiệp không quan tâm theo dõi hoạt động của xe?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Quản lý Nhà nước chưa bắt buộc mà chỉ yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng đủ 5 tiêu chí trên khi lắp đồng thời việc kiểm tra hộp đen sẽ định kì theo tháng, năm.
- Vấn đề quản lý, kết nối và cung cấp thông tin hộp đen chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị sản xuất và nhà mạng theo dõi. Nếu cơ quan cung cấp thiết bị theo dõi bị giải thể thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn bởi theo dõi phương tiện ra sao, hoạt động như thế nào, thông tin có còn được lưu giữ không. Ông nghĩ gì về vấn đề này?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Trong các văn bản và chỉ đạo vẫn chưa có quy định các doanh nghiệp phải truyền thông tin trực tiếp để lực lượng kiểm tra. Doanh nghiệp lưu trữ liên kết như thế nào đó để lưu trữ, hình thành trung tâm quản lý thì tự thân họ phải làm, để đảm bảo có thông tin đầy đủ khi kiểm tra.
- Phải chăng chúng ta cần xây dựng trung tâm quản lý thông tin chung để theo dõi thiết bị?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Đây là chủ trương đã được Tổng cục Đường bộ đề xuất và tiến tới xây dựng trong đó thông tin về hộp đen là 1 trong những trung tâm thông tin. Phần mềm cơ sở dữ liệu bao gồm nhiều hoạt động nên sẽ là rất lớn. Và để xây dựng dữ liệu chung đó cũng phải trang bị hạ tầng kỹ thuật cho các Sở, các bến xe… Nếu triển khai tích cực và kinh phí có được nhanh nhất cũng phải mất 2 năm mới có thể có trung tâm quản lý thông tin chung.
Cụ thể, trung tâm thông tin sẽ cung cấp thông tin liên quan đến quản lý bến xe như thế nào, chất lượng dịch vụ ra sao? thông tin ghi nhận đến đâu? quản lý những vi phạm đối với người lái xe? tuyến vận tải chạy bao nhiêu xe? chạy đúng không?
- Việc xử phạt vi phạm thông qua hộp đen sẽ thực hiện như thế nào bởi lực lượng công an và thanh tra giao thông vẫn chưa có các trang thiết bị để kiểm tra, theo dõi và xử lý phương tiện vi phạm?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Theo quy định, các thiết bị khi kiểm tra phải in được dữ liệu trong trường hợp cơ quan chức năng kiểm tra thông qua hình thức in hoặc kiểm tra định kỳ khi đăng ký cấp phép kinh doanh, đăng kiểm.
Về phía các cơ quan Nhà nước cần tiếp tục có chủ trương và biện pháp về thanh kiểm tra, hình thành cơ sở dữ liệu ở các Sở và Tổng cục Đường bộ. Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng tuần tra như cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông thì hiệu quả thiết bị này sẽ phát huy cao hơn.
-Xin cảm ơn ông./.
Việt Hùng (Vietnam+)