Ngày 2/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng đã chủ trì cuộc họp khẩn bàn giải pháp khắc phục hậu quả bão Sơn Tinh (bão số 8) gây ra đối với sản xuất nông nghiệp.
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cho biết Bộ sẽ đề xuất Chính phủ xuất cấp 70 tấn giống rau từ dự trữ quốc gia để kịp thời hỗ trợ các địa phương sản xuất vụ Đông khôi phục những diện tích nông nghiệp bị thiệt hại trong bão số 8 vừa qua. Cùng với đó, cũng có thể xem xét xuất dự trữ quốc gia về lúa và ngô.
Thứ trưởng đề nghị các địa phương cần linh hoạt, chỉ đạo nông dân vệ sinh đồng ruộng, bắt tay vào tái sản xuất để tránh tình trạng thiếu rau xanh cung cấp cho thị trường trong thời gian tới. Ngoài ra, các địa phương khẩn trương rà soát thống kê cụ thể thiệt hại do bão để hỗ trợ phù hợp.
Trước mắt, theo Quyết định 142 của Chính phủ đề nghị các địa phương chủ động ứng kinh phí hỗ trợ trước và thống kê theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính.
Nhiều ý kiến tại cuộc họp cũng cho rằng cần linh hoạt trong cơ chế hỗ trợ, không nhất thiết cứ phải bằng hạt giống. Theo ông Bùi Xuân Trình, Vụ trưởng Vụ kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ, hỗ trợ bằng hạt giống mất nhiều thời gian, có khi một tháng sau mới đến được tay người dân để gieo trồng. Chưa kể có khi lại cùng chủng loại, dễ xảy ra tình trạng cả làng, cả xã cùng trồng một loại rau.
Ông Trình cho rằng nên linh động chuyển sang hỗ trợ bằng tiền để bà con tự mua giống gieo trồng.
Hiện tại, để khôi phục sản xuất, các địa phương đang tập trung chỉ đạo tiêu úng cứu lúa chưa gặt; đồng thời huy động mọi lực lượng thu hoạch dứt điểm diện tích lúa đã chín theo phương châm “Xanh nhà hơn già đồng.” Các địa phương cũng thực hiện hỗ trợ về giống cây vụ Đông, chủ yếu là các giống khoai tây.
Theo ông Ngô Hồng Bình, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu rau quả, bên cạnh việc mở rộng diện tích trồng khoai tây, các tỉnh, thành phố bị thiệt hại nên tập trung vào trồng các cây ngắn ngày khác như su hào, rau cải ngọt, cải bắp… để đa dạng nguồn cung về rau cho thị trường và dễ tiêu thụ hơn.
Cơn bão số 8 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên.
Theo tổng hợp báo cáo từ các tỉnh trên, diện tích lúa Mùa bị thiệt hại từ 30-70%, khoảng 26.000ha. Cũng có tới 84.000ha cây vụ Đông bị thiệt hại, trong đó hơn 55.000ha bị thiệt hại trên 70%. Số tiền thiệt hại ước tính gần 6.000 tỷ đồng.
Chưa kể thiệt hại hơn 10.000ha nuôi ngao, tôm, cua... với ước tính hơn 1.200 tỷ đồng. Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng đưa ra nhận định thiệt hại vào thời điểm này là chưa hợp lý, cần tối thiểu hai tuần sau bão mới có thể đánh giá chính xác được thiệt hại do bão Sơn Tinh gây ra cho sản xuất nông nghiệp./.
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cho biết Bộ sẽ đề xuất Chính phủ xuất cấp 70 tấn giống rau từ dự trữ quốc gia để kịp thời hỗ trợ các địa phương sản xuất vụ Đông khôi phục những diện tích nông nghiệp bị thiệt hại trong bão số 8 vừa qua. Cùng với đó, cũng có thể xem xét xuất dự trữ quốc gia về lúa và ngô.
Thứ trưởng đề nghị các địa phương cần linh hoạt, chỉ đạo nông dân vệ sinh đồng ruộng, bắt tay vào tái sản xuất để tránh tình trạng thiếu rau xanh cung cấp cho thị trường trong thời gian tới. Ngoài ra, các địa phương khẩn trương rà soát thống kê cụ thể thiệt hại do bão để hỗ trợ phù hợp.
Trước mắt, theo Quyết định 142 của Chính phủ đề nghị các địa phương chủ động ứng kinh phí hỗ trợ trước và thống kê theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính.
Nhiều ý kiến tại cuộc họp cũng cho rằng cần linh hoạt trong cơ chế hỗ trợ, không nhất thiết cứ phải bằng hạt giống. Theo ông Bùi Xuân Trình, Vụ trưởng Vụ kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ, hỗ trợ bằng hạt giống mất nhiều thời gian, có khi một tháng sau mới đến được tay người dân để gieo trồng. Chưa kể có khi lại cùng chủng loại, dễ xảy ra tình trạng cả làng, cả xã cùng trồng một loại rau.
Ông Trình cho rằng nên linh động chuyển sang hỗ trợ bằng tiền để bà con tự mua giống gieo trồng.
Hiện tại, để khôi phục sản xuất, các địa phương đang tập trung chỉ đạo tiêu úng cứu lúa chưa gặt; đồng thời huy động mọi lực lượng thu hoạch dứt điểm diện tích lúa đã chín theo phương châm “Xanh nhà hơn già đồng.” Các địa phương cũng thực hiện hỗ trợ về giống cây vụ Đông, chủ yếu là các giống khoai tây.
Theo ông Ngô Hồng Bình, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu rau quả, bên cạnh việc mở rộng diện tích trồng khoai tây, các tỉnh, thành phố bị thiệt hại nên tập trung vào trồng các cây ngắn ngày khác như su hào, rau cải ngọt, cải bắp… để đa dạng nguồn cung về rau cho thị trường và dễ tiêu thụ hơn.
Cơn bão số 8 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên.
Theo tổng hợp báo cáo từ các tỉnh trên, diện tích lúa Mùa bị thiệt hại từ 30-70%, khoảng 26.000ha. Cũng có tới 84.000ha cây vụ Đông bị thiệt hại, trong đó hơn 55.000ha bị thiệt hại trên 70%. Số tiền thiệt hại ước tính gần 6.000 tỷ đồng.
Chưa kể thiệt hại hơn 10.000ha nuôi ngao, tôm, cua... với ước tính hơn 1.200 tỷ đồng. Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng đưa ra nhận định thiệt hại vào thời điểm này là chưa hợp lý, cần tối thiểu hai tuần sau bão mới có thể đánh giá chính xác được thiệt hại do bão Sơn Tinh gây ra cho sản xuất nông nghiệp./.
Hoàng Tùng (TTXVN)