Mỗi độ xuân về, khắp các bản làng người Sán Dìu ở huyện miền núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) lại vang lên tiếng hát Soọng cô để giao duyên. Tiếng hát Soọng cô dập dìu suốt đêm thâu, âm vang núi đồi, hòa quyện vào trong gió làm lay động lòng người.
Soọng cô là một loại hình xướng ca đặc sắc có làn điệu dặt dìu, réo rắt được hát lên từ những câu thơ, câu ca dân gian về tình yêu đôi lứa, thiên nhiên, ca ngợi tình nghĩa thủy chung vợ chồng, ca ngợi công lao của ông bà, cha mẹ, răn dạy con người sống có đức, có nhân, có hiếu.
Làn điệu Soọng cô được lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Sán Dìu theo lối truyền miệng và được hát theo lối đối đáp, giao duyên, có bài bản với các làn điệu hát mời trầu, mời nước, hát hỏi thăm gia sự, nghề nghiệp.
Ngày trước, vào mùa xuân hay dịp các lễ hội, đám cưới, hỏi... thanh niên nam nữ người dân tộc Sán Dìu thường rủ nhau đi hát Soọng cô. Qua mỗi làng, họ dừng lại hát một đêm, hôm sau cùng rủ thanh niên nơi đó nhập vào đám hát đến các làng khác. Có khi đám hát có tới vài chục người và thường kéo dài cả chục ngày rất sôi nổi.
Tuy nhiên theo dòng chảy thời gian, người Sán Dìu ở huyện Tam Đảo không còn thường xuyên mặc trang phục truyền thống. Nhiều trẻ em không được cha mẹ truyền dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Các nét văn hóa truyền thống ít nhiều phai nhạt, làn điệu Soọng Cô cũng dần bị mai một khoảng hơn chục năm nay. Những hiện tượng trên một phần do người Sán Dìu sống xen kẽ cùng các dân tộc khác, nên mức độ giao thoa văn hóa diễn ra mạnh mẽ.
Trang phục truyền thống được dệt, nhuộm từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ được thay thế bởi trang phục của người Kinh. Thanh niên nam nữ không còn tụ tập thành các đám hát vì bận rộn với cuộc sống mưu sinh và sự quan tâm đầu tư từ phía các cơ quan chức năng chưa thực sự thỏa đáng...
Gần đây, huyện Tam Đảo đã có nhiều biện pháp thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc Sán Dìu ở địa phương. Trong đó, thành công nhất là đã khôi phục được làn điệu Soọng cô, đồng thời huyện cũng thành lập được các đội văn nghệ tại các xã có đông đồng bào dân tộc Sán Dìu chung sống để làm hạt nhân cho việc truyền bá, khôi phục truyền thống văn hóa người Sán Dìu.
Đi đầu là xã Đạo Trù đã thành lập được câu lạc bộ hát Soọng cô tại 13 thôn bản, thu hút hàng trăm thanh niên nam nữ có độ tuổi từ 7-70 tuổi; đồng thời thường xuyên tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ để mừng đảng, mừng xuân giữa các bản với nhau, đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo đồng bào địa phương.
Cũng từ đây, phong trào dạy và hát Soọng cô, nhiều trò chơi dân gian, văn hóa truyền thống đã lan rộng ra toàn xã và cả các xã có đông đồng bào dân tộc Sán Dìu như Minh Quang, Hợp Châu, Trung Mỹ... Đây là tín hiệu vui trong việc khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống người dân tộc Sán Dìu ở Đạo Trù nói riêng, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
Ông Lê Thái Phúc, Bí thư huyện Tam Đảo cho biết làn điệu Soọng cô là một hình thức sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng rất cao, diễn ra trong các dịp lễ hội, kết hợp với các trò chơi dân gian nên được đồng bào Sán Dìu rất ưa thích. Khi hát, đồng bào sử dụng ngôn ngữ địa phương và trang phục truyền thống, không chỉ tạo được nét văn hóa đặc trưng, mà còn góp phần truyền bá ngôn ngữ, khuyến khích mọi người tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc mình và học tập, làm theo.
Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trước sự tác động nhiều mặt của đời sống xã hội luôn là vấn đề khó, đòi hỏi sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành và cần có thời gian lâu dài.
Bằng hướng đi phù hợp, việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa người dân tộc Sán Dìu mà huyện Tam Đảo đã và đang làm, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp để truyền lại cho các thế hệ sau./.
Soọng cô là một loại hình xướng ca đặc sắc có làn điệu dặt dìu, réo rắt được hát lên từ những câu thơ, câu ca dân gian về tình yêu đôi lứa, thiên nhiên, ca ngợi tình nghĩa thủy chung vợ chồng, ca ngợi công lao của ông bà, cha mẹ, răn dạy con người sống có đức, có nhân, có hiếu.
Làn điệu Soọng cô được lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Sán Dìu theo lối truyền miệng và được hát theo lối đối đáp, giao duyên, có bài bản với các làn điệu hát mời trầu, mời nước, hát hỏi thăm gia sự, nghề nghiệp.
Ngày trước, vào mùa xuân hay dịp các lễ hội, đám cưới, hỏi... thanh niên nam nữ người dân tộc Sán Dìu thường rủ nhau đi hát Soọng cô. Qua mỗi làng, họ dừng lại hát một đêm, hôm sau cùng rủ thanh niên nơi đó nhập vào đám hát đến các làng khác. Có khi đám hát có tới vài chục người và thường kéo dài cả chục ngày rất sôi nổi.
Tuy nhiên theo dòng chảy thời gian, người Sán Dìu ở huyện Tam Đảo không còn thường xuyên mặc trang phục truyền thống. Nhiều trẻ em không được cha mẹ truyền dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Các nét văn hóa truyền thống ít nhiều phai nhạt, làn điệu Soọng Cô cũng dần bị mai một khoảng hơn chục năm nay. Những hiện tượng trên một phần do người Sán Dìu sống xen kẽ cùng các dân tộc khác, nên mức độ giao thoa văn hóa diễn ra mạnh mẽ.
Trang phục truyền thống được dệt, nhuộm từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ được thay thế bởi trang phục của người Kinh. Thanh niên nam nữ không còn tụ tập thành các đám hát vì bận rộn với cuộc sống mưu sinh và sự quan tâm đầu tư từ phía các cơ quan chức năng chưa thực sự thỏa đáng...
Gần đây, huyện Tam Đảo đã có nhiều biện pháp thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc Sán Dìu ở địa phương. Trong đó, thành công nhất là đã khôi phục được làn điệu Soọng cô, đồng thời huyện cũng thành lập được các đội văn nghệ tại các xã có đông đồng bào dân tộc Sán Dìu chung sống để làm hạt nhân cho việc truyền bá, khôi phục truyền thống văn hóa người Sán Dìu.
Đi đầu là xã Đạo Trù đã thành lập được câu lạc bộ hát Soọng cô tại 13 thôn bản, thu hút hàng trăm thanh niên nam nữ có độ tuổi từ 7-70 tuổi; đồng thời thường xuyên tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ để mừng đảng, mừng xuân giữa các bản với nhau, đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo đồng bào địa phương.
Cũng từ đây, phong trào dạy và hát Soọng cô, nhiều trò chơi dân gian, văn hóa truyền thống đã lan rộng ra toàn xã và cả các xã có đông đồng bào dân tộc Sán Dìu như Minh Quang, Hợp Châu, Trung Mỹ... Đây là tín hiệu vui trong việc khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống người dân tộc Sán Dìu ở Đạo Trù nói riêng, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
Ông Lê Thái Phúc, Bí thư huyện Tam Đảo cho biết làn điệu Soọng cô là một hình thức sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng rất cao, diễn ra trong các dịp lễ hội, kết hợp với các trò chơi dân gian nên được đồng bào Sán Dìu rất ưa thích. Khi hát, đồng bào sử dụng ngôn ngữ địa phương và trang phục truyền thống, không chỉ tạo được nét văn hóa đặc trưng, mà còn góp phần truyền bá ngôn ngữ, khuyến khích mọi người tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc mình và học tập, làm theo.
Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trước sự tác động nhiều mặt của đời sống xã hội luôn là vấn đề khó, đòi hỏi sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành và cần có thời gian lâu dài.
Bằng hướng đi phù hợp, việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa người dân tộc Sán Dìu mà huyện Tam Đảo đã và đang làm, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp để truyền lại cho các thế hệ sau./.
Lâm Đào An (TTXVN/Vietnam+)