Câu chuyện về huy động và sử dụng nguồn vốn cho đầu tư phát triển luôn là bài toán đau đầu cho mỗi nền kinh tế. Năm nay, dự kiến khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 800.000 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2009, bằng xấp xỉ 41% GDP.
Huy động mọi nguồn lực xã hội
Đã từng có ý kiến cho rằng, năm 2010, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải đối mặt với thiếu hụt tài chính khiến chi phí cho vay cao hơn, hạn mức tín dụng thấp hơn và dòng vốn quốc tế giảm.
Việc chỉ số ICOR (hệ số sử dụng vốn) lên tới 8 cũng là một rào cản trong việc huy động vốn.
Trong khi đó, mức vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước sẽ chỉ chiếm khoảng 15,9%, vốn trái phiếu Chính phủ chiếm 7,1%, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước chiếm 7% còn lại các nguồn vốn khác từ xã hội sẽ khoảng 70%.
Theo báo cáo từ các bộ, ngành, địa phương, tới thời điểm này, nguồn vốn đầu tư đã được phân bổ và giao kế hoạch tới các đơn vị cơ sở. Kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ đã sớm triển khai, như dự án ngành giao thông (28.800 tỷ đồng), địa phương (13.300 tỷ đồng); các dự án ngành thủy lợi (13.600 tỷ đồng)...
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng năm nay có thể cao hơn năm ngoái, nhưng phải tới năm 2011, Việt Nam mới có thể lấy lại đà tăng trưởng như trước thời kỳ suy thoái.
Do đó, bộ đã đưa ra một số đề xuất nhằm tạo nguồn lực cho nền kinh tế như đối với đầu tư phát triển của Nhà nước, chưa thu hồi các khoản vốn ứng trong năm 2009 mà cho sử dụng các khoản vượt thu năm 2008, 2009 và bội chi tăng thêm năm 2009 để thanh toán; kéo dài thời gian giải ngân vốn trái phiếu chính phủ bổ sung mới được giao...
Bộ cũng kiến nghị năm 2010 không tiếp tục áp dụng chính sách miễn, giảm thuế như năm 2009, nhưng cho phép dãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ba tháng đối với doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may, da giày... để giảm gánh nặng dồn thuế từ 2009.
Việc huy động nguồn lực xã hội cho lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng rất được chú trọng.
Trong cuộc họp mới đây của Chính phủ về việc lĩnh vực này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện trình Thủ tướng ban hành một chỉ thị để chỉ đạo thống nhất việc tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh một trong những vấn đề hết sức quan trọng của công tác đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay cũng như thời gian tiếp theo là việc tạo ra các cơ chế để huy động tối đa, hiệu quả các nguồn vốn xã hội, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách.
Trong hai năm 2009-2010, nguồn vốn ODA đã cam kết cho Việt Nam rất lớn, nên việc chuẩn bị tốt các dự án, nguồn vốn đối ứng để giải ngân hiệu quả, tranh thủ thêm nguồn vốn mới, nhất là các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, dự án hạ tầng giao thông là rất cần thiết.
Cơ chế thoáng cho đầu tư, phát triển
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, năm nay bộ sẽ tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đầu tư đối với tất cả các thành phần kinh tế; hoàn thiện chính sách động viên tích cực để giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích tụ vốn phát triển sản xuất-kinh doanh...
Bộ cũng sẽ tiếp tục thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, đẩy mạnh cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có các dự án sản xuất-kinh doanh khả thi nhưng gặp khó khăn về tài chính; sử dụng có hiệu quả nguồn trái phiếu Chính phủ cho các dự án giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, hạ tầng nông thôn...
Đặc biệt, bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển, hoàn thiện các loại thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo đúng lộ trình, phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn theo hướng ổn định và minh bạch; tăng cường công tác rà soát, cải cách thủ tục hành chính./.
Huy động mọi nguồn lực xã hội
Đã từng có ý kiến cho rằng, năm 2010, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải đối mặt với thiếu hụt tài chính khiến chi phí cho vay cao hơn, hạn mức tín dụng thấp hơn và dòng vốn quốc tế giảm.
Việc chỉ số ICOR (hệ số sử dụng vốn) lên tới 8 cũng là một rào cản trong việc huy động vốn.
Trong khi đó, mức vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước sẽ chỉ chiếm khoảng 15,9%, vốn trái phiếu Chính phủ chiếm 7,1%, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước chiếm 7% còn lại các nguồn vốn khác từ xã hội sẽ khoảng 70%.
Theo báo cáo từ các bộ, ngành, địa phương, tới thời điểm này, nguồn vốn đầu tư đã được phân bổ và giao kế hoạch tới các đơn vị cơ sở. Kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ đã sớm triển khai, như dự án ngành giao thông (28.800 tỷ đồng), địa phương (13.300 tỷ đồng); các dự án ngành thủy lợi (13.600 tỷ đồng)...
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng năm nay có thể cao hơn năm ngoái, nhưng phải tới năm 2011, Việt Nam mới có thể lấy lại đà tăng trưởng như trước thời kỳ suy thoái.
Do đó, bộ đã đưa ra một số đề xuất nhằm tạo nguồn lực cho nền kinh tế như đối với đầu tư phát triển của Nhà nước, chưa thu hồi các khoản vốn ứng trong năm 2009 mà cho sử dụng các khoản vượt thu năm 2008, 2009 và bội chi tăng thêm năm 2009 để thanh toán; kéo dài thời gian giải ngân vốn trái phiếu chính phủ bổ sung mới được giao...
Bộ cũng kiến nghị năm 2010 không tiếp tục áp dụng chính sách miễn, giảm thuế như năm 2009, nhưng cho phép dãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ba tháng đối với doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may, da giày... để giảm gánh nặng dồn thuế từ 2009.
Việc huy động nguồn lực xã hội cho lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng rất được chú trọng.
Trong cuộc họp mới đây của Chính phủ về việc lĩnh vực này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện trình Thủ tướng ban hành một chỉ thị để chỉ đạo thống nhất việc tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh một trong những vấn đề hết sức quan trọng của công tác đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay cũng như thời gian tiếp theo là việc tạo ra các cơ chế để huy động tối đa, hiệu quả các nguồn vốn xã hội, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách.
Trong hai năm 2009-2010, nguồn vốn ODA đã cam kết cho Việt Nam rất lớn, nên việc chuẩn bị tốt các dự án, nguồn vốn đối ứng để giải ngân hiệu quả, tranh thủ thêm nguồn vốn mới, nhất là các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, dự án hạ tầng giao thông là rất cần thiết.
Cơ chế thoáng cho đầu tư, phát triển
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, năm nay bộ sẽ tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đầu tư đối với tất cả các thành phần kinh tế; hoàn thiện chính sách động viên tích cực để giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích tụ vốn phát triển sản xuất-kinh doanh...
Bộ cũng sẽ tiếp tục thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, đẩy mạnh cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có các dự án sản xuất-kinh doanh khả thi nhưng gặp khó khăn về tài chính; sử dụng có hiệu quả nguồn trái phiếu Chính phủ cho các dự án giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, hạ tầng nông thôn...
Đặc biệt, bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển, hoàn thiện các loại thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo đúng lộ trình, phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn theo hướng ổn định và minh bạch; tăng cường công tác rà soát, cải cách thủ tục hành chính./.
Lan Nhi (Vietnam+)