Sau một thời gian nỗ lực vận động ngoại giao, ngày 5/5, Đặc phái viên Mỹ về Trung Đông George Mitchell khởi động các cuộc hội đàm thúc đẩy thương lượng hòa bình giữa Israel và Palestine.
Người phát ngôn của Thủ tướng Israel cho biết ông Mitchell đã hội đàm với Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Jerusalem trong ba giờ. Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết cuộc hội đàm sẽ được tiếp tục trong ngày 6/5, song không công bố chi tiết.
Tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley tuyên bố cuộc gặp giữa ông Mitchell và Thủ tướng Israel Netanyahu đã diễn ra "tốt đẹp và mang tính xây dựng."
Ông Mitchell dự kiến gặp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ngày 8/5 trước khi rời khu vực vào ngày 9/5. Theo ông Crowley, cuộc gặp này sẽ đánh dấu sự khởi đầu các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Palestine và Israel.
Cùng ngày 5/5, Tổng thống Abbas đã tham vấn Tổng thống Ai Cập Hosni Moubarrak và Quốc vương Arập Xêút Abdullah 2 về tiến trình hòa bình khu vực. Tại thủ đô Cairô của Ai Cập, Tổng thống Abba và Tổng thống Moubarra nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra bầu không khí thuận lợi để tiến hành đàm phán gián tiếp với Israel.
Trong cuộc gặp Quốc vương Abdullah tại thủ đô Amman của Jordan, Tổng thống Abbas nêu rõ đàm phán gián tiếp với Israel sẽ chỉ kéo dài bốn tháng, đồng thời tất cả các vấn đề còn bất đồng phải được đưa ra thảo luận, như quy chế cho Jerusalem, người tị nạn Palestine, đường biên giới và các khu định cư của Israel ở Bờ Tây.
Ông Abbas cũng cho biết ngày 8/5 tới các lãnh đạo Palestine sẽ ra quyết định cuối cùng có khởi động các cuộc đàm phán hòa bình gián tiếp với Israel hay không.
Về phần mình, Quốc vương Abdullah 2 khẳng định ủng hộ tiến trình hòa bình dựa trên giải pháp hai nhà nước, nhấn mạnh sự hỗ trợ của Jordan dành cho người Palestine và Chính quyền Dân tộc Palestine (PNA) trong quá trình thành lập nhà nước độc lập.
Đàm phán gián tiếp giữa Israel và Palestine đã bị đình hoãn ngay sau khi bắt đầu hồi tháng Ba vừa qua do chính phủ của ông Netanyahu tuyên bố kế hoạch xây dựng các nhà định cư mới của người Do Thái tại Đông Jerusalem, nơi người Palestine khẳng định là thủ đô của nhà nước Palestine trong tương lai.
Theo các chuyên gia phân tích, khác biệt về quan điểm giữa hai bên hiện rất lớn, và hoạt động ngoại giao con thoi của ông Mitchell lần này sẽ được coi là thành công nếu ông thuyết phục được hai bên cùng ngồi vào một bàn đàm phán, điều mà họ đã làm trong gần hai thập kỷ trước khi đình hoãn do Israel tấn công Dải Gaza. Vòng đàm phán cuối cùng kết thúc vào tháng 1/2009./.
Người phát ngôn của Thủ tướng Israel cho biết ông Mitchell đã hội đàm với Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Jerusalem trong ba giờ. Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết cuộc hội đàm sẽ được tiếp tục trong ngày 6/5, song không công bố chi tiết.
Tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley tuyên bố cuộc gặp giữa ông Mitchell và Thủ tướng Israel Netanyahu đã diễn ra "tốt đẹp và mang tính xây dựng."
Ông Mitchell dự kiến gặp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ngày 8/5 trước khi rời khu vực vào ngày 9/5. Theo ông Crowley, cuộc gặp này sẽ đánh dấu sự khởi đầu các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Palestine và Israel.
Cùng ngày 5/5, Tổng thống Abbas đã tham vấn Tổng thống Ai Cập Hosni Moubarrak và Quốc vương Arập Xêút Abdullah 2 về tiến trình hòa bình khu vực. Tại thủ đô Cairô của Ai Cập, Tổng thống Abba và Tổng thống Moubarra nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra bầu không khí thuận lợi để tiến hành đàm phán gián tiếp với Israel.
Trong cuộc gặp Quốc vương Abdullah tại thủ đô Amman của Jordan, Tổng thống Abbas nêu rõ đàm phán gián tiếp với Israel sẽ chỉ kéo dài bốn tháng, đồng thời tất cả các vấn đề còn bất đồng phải được đưa ra thảo luận, như quy chế cho Jerusalem, người tị nạn Palestine, đường biên giới và các khu định cư của Israel ở Bờ Tây.
Ông Abbas cũng cho biết ngày 8/5 tới các lãnh đạo Palestine sẽ ra quyết định cuối cùng có khởi động các cuộc đàm phán hòa bình gián tiếp với Israel hay không.
Về phần mình, Quốc vương Abdullah 2 khẳng định ủng hộ tiến trình hòa bình dựa trên giải pháp hai nhà nước, nhấn mạnh sự hỗ trợ của Jordan dành cho người Palestine và Chính quyền Dân tộc Palestine (PNA) trong quá trình thành lập nhà nước độc lập.
Đàm phán gián tiếp giữa Israel và Palestine đã bị đình hoãn ngay sau khi bắt đầu hồi tháng Ba vừa qua do chính phủ của ông Netanyahu tuyên bố kế hoạch xây dựng các nhà định cư mới của người Do Thái tại Đông Jerusalem, nơi người Palestine khẳng định là thủ đô của nhà nước Palestine trong tương lai.
Theo các chuyên gia phân tích, khác biệt về quan điểm giữa hai bên hiện rất lớn, và hoạt động ngoại giao con thoi của ông Mitchell lần này sẽ được coi là thành công nếu ông thuyết phục được hai bên cùng ngồi vào một bàn đàm phán, điều mà họ đã làm trong gần hai thập kỷ trước khi đình hoãn do Israel tấn công Dải Gaza. Vòng đàm phán cuối cùng kết thúc vào tháng 1/2009./.
(TTXVN/Vietnam+)