Ngày 12/10, tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, dự án dò tìm, xử lý mìn và vật liệu chưa nổ tại Quảng Nam chính thức khởi động.
Dự án sẽ được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến hết năm 2014, do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ thông qua Nhóm Tư vấn Bom mìn (MAG), nhằm di dời bom mìn và vật liệu chưa nổ tại Quảng Nam.
Tham dự lễ khởi động có ông David Shear, Đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Hà Nội, cùng lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Quảng Nam là một trong những địa phương có mật độ ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh lớn nhất cả nước; hậu quả của việc bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của Quảng Nam.
Ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ghi nhận và cảm ơn sự tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, sự hỗ trợ của tổ chức MAG đối với vấn đề khắc phục hậu của chiến tranh.
Ông hy vọng dự án sẽ góp phần tạo quỹ đất sạch để địa phương phát triển nông, lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Ông Thu đề nghị trong quá trình thực hiện dự án, các đơn vị cần xác định rõ phạm vi, quy mô, phương thức thực hiện dự án, cần ưu tiên việc giải phóng đất đai của các địa phương khỏi ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ.
Hoạt động dò tìm, xử lý mìn phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thăng Bình để đảm bảo an toàn cho người dân khu vực lân cận.
Ngay khi bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2012, Nhóm Tư vấn Bom mìn ở Quảng Nam đã phối hợp với chính quyền và các cơ quan quân sự địa phương tổ chức các hoạt động đánh giá tại huyện Thăng Bình, nhằm xác định các địa điểm của vật liệu chưa nổ ảnh hưởng đến cộng đồng.
Thông tin từ các hoạt động đánh giá được đội tháo dỡ vật liệu gây nổ của MAG sử dụng để sắp xếp các ưu tiên trong công việc khi bắt đầu dự án.
Theo ông David Shear - Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, từ năm 1989 đến nay, Hoa Kỳ hỗ trợ đáng kể để giải quyết vấn đề bom mìn chưa nổ ở Việt Nam.
Năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ trên 4 triệu USD cho các tổ chức phi chính phủ tiến hành các chương trình hỗ trợ liên quan đến rà phá bom mìn ở Việt Nam.
Hoa Kỳ quyết tâm duy trì cam kết phối hợp với Chính phủ Việt Nam để dọn sạch các vật liệu chưa nổ ở các địa phương chịu nhiều ảnh hưởng trong chiến tranh. “Mục tiêu của chúng tôi là giúp Việt Nam trở nên “không bị ảnh hưởng” bởi ô nhiễm bom mìn chưa nổ ở mức tối đa có thể được.
Các chương trình này nhấn mạnh nỗ lực toàn diện nhằm vượt qua di chứng chiến tranh, xây dựng niềm tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia khi cùng nhau đối mặt với thách thức này. "Đó là một phần quyết tâm chung để mối quan hệ đối tác gần gũi hơn giữa người dân Hoa Kỳ và Việt Nam ”, ông David Shear nói./.
Dự án sẽ được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến hết năm 2014, do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ thông qua Nhóm Tư vấn Bom mìn (MAG), nhằm di dời bom mìn và vật liệu chưa nổ tại Quảng Nam.
Tham dự lễ khởi động có ông David Shear, Đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Hà Nội, cùng lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Quảng Nam là một trong những địa phương có mật độ ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh lớn nhất cả nước; hậu quả của việc bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của Quảng Nam.
Ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ghi nhận và cảm ơn sự tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, sự hỗ trợ của tổ chức MAG đối với vấn đề khắc phục hậu của chiến tranh.
Ông hy vọng dự án sẽ góp phần tạo quỹ đất sạch để địa phương phát triển nông, lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Ông Thu đề nghị trong quá trình thực hiện dự án, các đơn vị cần xác định rõ phạm vi, quy mô, phương thức thực hiện dự án, cần ưu tiên việc giải phóng đất đai của các địa phương khỏi ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ.
Hoạt động dò tìm, xử lý mìn phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thăng Bình để đảm bảo an toàn cho người dân khu vực lân cận.
Ngay khi bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2012, Nhóm Tư vấn Bom mìn ở Quảng Nam đã phối hợp với chính quyền và các cơ quan quân sự địa phương tổ chức các hoạt động đánh giá tại huyện Thăng Bình, nhằm xác định các địa điểm của vật liệu chưa nổ ảnh hưởng đến cộng đồng.
Thông tin từ các hoạt động đánh giá được đội tháo dỡ vật liệu gây nổ của MAG sử dụng để sắp xếp các ưu tiên trong công việc khi bắt đầu dự án.
Theo ông David Shear - Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, từ năm 1989 đến nay, Hoa Kỳ hỗ trợ đáng kể để giải quyết vấn đề bom mìn chưa nổ ở Việt Nam.
Năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ trên 4 triệu USD cho các tổ chức phi chính phủ tiến hành các chương trình hỗ trợ liên quan đến rà phá bom mìn ở Việt Nam.
Hoa Kỳ quyết tâm duy trì cam kết phối hợp với Chính phủ Việt Nam để dọn sạch các vật liệu chưa nổ ở các địa phương chịu nhiều ảnh hưởng trong chiến tranh. “Mục tiêu của chúng tôi là giúp Việt Nam trở nên “không bị ảnh hưởng” bởi ô nhiễm bom mìn chưa nổ ở mức tối đa có thể được.
Các chương trình này nhấn mạnh nỗ lực toàn diện nhằm vượt qua di chứng chiến tranh, xây dựng niềm tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia khi cùng nhau đối mặt với thách thức này. "Đó là một phần quyết tâm chung để mối quan hệ đối tác gần gũi hơn giữa người dân Hoa Kỳ và Việt Nam ”, ông David Shear nói./.
Hứa Chung (TTXVN)