Ngày 4/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo giai đoạn khởi đầu và bài học kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Hoạt động này nằm trong chuỗi khởi động Dự án “Hỗ trợ mục tiêu quốc gia về Biến đổi khí hậu, tập trung vào lĩnh vực năng lượng giao thông.”
Để đạt được các mục tiêu của dự án, các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung thảo luận các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường, cho rằngtrong quá trình triển khai, tham gia thực hiện dự án, cần làm rõ phương pháp luận cho đánh giá tác động vấn đề lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy hoạch kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội. Đề xuất các cơ chế chính sách, xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu trong lĩnh vực năng lượng và giao thông cho các Bộ, ngành và địa phương.
Dự án cũng quan tâm đến việc nghiên cứu, đưa ra các dự án thí điểm có tính khả thi phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững, góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Ông RehanKausar, cán bộ phụ trách dự án của ADB, khẳng định dự án sẽ nâng cao năng lực hoạch định và thiết kế hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong các vấn đề giảm nhẹ và thích ứng; nâng cao nhận thức của các lãnh đạo ngành, các cán bộ lãnh đạo và cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó.
Bên cạnh đó thiết kế phù hợp với từng cơ quan thực hiện dự án như Bộ Giao thông Vận tải có báo cáo kỹ thuật về phát thải khí nhà kính (kịch bản thông thường và “carbon thấp”) và tiềm năng giảm nhẹ trong lĩnh vực giao thông vận tải cho giai đoạn 2011-2030; Báo cáo kỹ thuật về các rủi ro biến đổi khí hậu và tiềm năng thích ứng trong lĩnh vực giao thông vận tải; cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải; Dự thảo Kế hoạch hành động cho giai đoạn 2016-2020; bản thiết kế dự án thí điểm về giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường lại có báo cáo rà soát thể chế; kế hoạch phân bổ quỹ và nguồn lực để hỗ trợ Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu; Hỗ trợ trong việc cập nhật thông tin trên website ISGE…
Hiện Bộ Công Thương đã và đang triển khai các hoạt động như: rà soát, đánh giá các tác động và đề xuất các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh lĩnh vực năng lượng, giao thông ở Việt Nam cũng đang là vấn đề lớn đang nhận được sự quan tâm của Chính phủ và xã hội.
Đó là những vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng đô thị phát triển các loại phương tiện giao thông vẫn còn tồn tại nhiều bất cập./.
Hoạt động này nằm trong chuỗi khởi động Dự án “Hỗ trợ mục tiêu quốc gia về Biến đổi khí hậu, tập trung vào lĩnh vực năng lượng giao thông.”
Để đạt được các mục tiêu của dự án, các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung thảo luận các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường, cho rằngtrong quá trình triển khai, tham gia thực hiện dự án, cần làm rõ phương pháp luận cho đánh giá tác động vấn đề lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy hoạch kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội. Đề xuất các cơ chế chính sách, xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu trong lĩnh vực năng lượng và giao thông cho các Bộ, ngành và địa phương.
Dự án cũng quan tâm đến việc nghiên cứu, đưa ra các dự án thí điểm có tính khả thi phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững, góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Ông RehanKausar, cán bộ phụ trách dự án của ADB, khẳng định dự án sẽ nâng cao năng lực hoạch định và thiết kế hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong các vấn đề giảm nhẹ và thích ứng; nâng cao nhận thức của các lãnh đạo ngành, các cán bộ lãnh đạo và cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó.
Bên cạnh đó thiết kế phù hợp với từng cơ quan thực hiện dự án như Bộ Giao thông Vận tải có báo cáo kỹ thuật về phát thải khí nhà kính (kịch bản thông thường và “carbon thấp”) và tiềm năng giảm nhẹ trong lĩnh vực giao thông vận tải cho giai đoạn 2011-2030; Báo cáo kỹ thuật về các rủi ro biến đổi khí hậu và tiềm năng thích ứng trong lĩnh vực giao thông vận tải; cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải; Dự thảo Kế hoạch hành động cho giai đoạn 2016-2020; bản thiết kế dự án thí điểm về giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường lại có báo cáo rà soát thể chế; kế hoạch phân bổ quỹ và nguồn lực để hỗ trợ Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu; Hỗ trợ trong việc cập nhật thông tin trên website ISGE…
Hiện Bộ Công Thương đã và đang triển khai các hoạt động như: rà soát, đánh giá các tác động và đề xuất các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh lĩnh vực năng lượng, giao thông ở Việt Nam cũng đang là vấn đề lớn đang nhận được sự quan tâm của Chính phủ và xã hội.
Đó là những vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng đô thị phát triển các loại phương tiện giao thông vẫn còn tồn tại nhiều bất cập./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)