Ngày 12/6, tại cuộc họp ở thành phố Johannesburg của Nam Phi, các nhà lãnh đạo châu Phi đã đạt được thỏa thuận khung nhằm tiến tới giai đoạn thương lượng tiếp theo về việc thiết lập một khu thương mại tự do lớn nhất châu lục, trải dài từ Nam Phi tới Ai Cập.
Xuất phát từ ý tưởng năm 2008, khối thương mại mới sẽ kết hợp ba khối thương mại hiện nay tại châu lục này, gồm Khối thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), Cộng đồng Đông Phi (EAC) và Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC).
Theo dự kiến, khối thương mại tự do mới sẽ gồm 26 nước thành viên với dân số 700 triệu người và giá trị kinh tế ước tính 875 tỷ USD (597 tỷ euro). Khi đi vào hoạt động, khối này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự kết nối giữa các quốc gia thành viên, giảm giá thành sản phẩm thương mại, trong khi tiếp tục gia tăng dòng vốn đầu tư.
Ông Eratus Mwencha, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) cho biết hội nhập khu vực là một trong bốn yếu tố duy trì tốc độ phát triển của châu Phi trong thập kỷ qua, cũng như đảm bảo cho sự phục hồi nhanh chóng và bền vững của nền kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính gần đây.
Ông Mwencha cho rằng thương mại sẽ hỗ trợ cho phát triển và khu vực thương mại mới sẽ giúp kết nối các nền kinh tế lớn nhất châu lục như Nam Phi, Ai Cập và một số nền kinh tế năng động khác như Angola, Ethiopia với việc hạn chế các rào cản thương mại, các luật lệ khác nhau của các nước thành viên nhằm thúc đẩy thương mại trong châu lục.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) bày tỏ hy vọng với sự ra đời của khu vực thương mại mới, châu Phi có thể tăng gấp đôi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 10 năm tới, với tốc độ tăng trưởng dự tính cao hơn mức trung bình của các nền kinh tế thế giới. Năm ngoái, 6 trong 10 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới nằm ở châu Phi.
Tuy nhiên, hiện có một số vấn đề tồn tại trong lĩnh vực thương mại tự do ở châu Phi như các nước phát triển nhất châu lục đã không nhất trí đáp ứng các mục tiêu thương mại trong khối cho dù đã chấp nhận dỡ bỏ phần lớn hàng rào thuế quan; nhiều nước trong khối còn đang bị ảnh hưởng nặng nề vì xung đột, đảo chính, bất ổn về chính trị; và tỉ trọng kim ngạch thương mại của các nước trong khối còn thấp so với các khu vực kinh tế khác như châu Âu và Bắc Mỹ./.
Xuất phát từ ý tưởng năm 2008, khối thương mại mới sẽ kết hợp ba khối thương mại hiện nay tại châu lục này, gồm Khối thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), Cộng đồng Đông Phi (EAC) và Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC).
Theo dự kiến, khối thương mại tự do mới sẽ gồm 26 nước thành viên với dân số 700 triệu người và giá trị kinh tế ước tính 875 tỷ USD (597 tỷ euro). Khi đi vào hoạt động, khối này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự kết nối giữa các quốc gia thành viên, giảm giá thành sản phẩm thương mại, trong khi tiếp tục gia tăng dòng vốn đầu tư.
Ông Eratus Mwencha, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) cho biết hội nhập khu vực là một trong bốn yếu tố duy trì tốc độ phát triển của châu Phi trong thập kỷ qua, cũng như đảm bảo cho sự phục hồi nhanh chóng và bền vững của nền kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính gần đây.
Ông Mwencha cho rằng thương mại sẽ hỗ trợ cho phát triển và khu vực thương mại mới sẽ giúp kết nối các nền kinh tế lớn nhất châu lục như Nam Phi, Ai Cập và một số nền kinh tế năng động khác như Angola, Ethiopia với việc hạn chế các rào cản thương mại, các luật lệ khác nhau của các nước thành viên nhằm thúc đẩy thương mại trong châu lục.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) bày tỏ hy vọng với sự ra đời của khu vực thương mại mới, châu Phi có thể tăng gấp đôi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 10 năm tới, với tốc độ tăng trưởng dự tính cao hơn mức trung bình của các nền kinh tế thế giới. Năm ngoái, 6 trong 10 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới nằm ở châu Phi.
Tuy nhiên, hiện có một số vấn đề tồn tại trong lĩnh vực thương mại tự do ở châu Phi như các nước phát triển nhất châu lục đã không nhất trí đáp ứng các mục tiêu thương mại trong khối cho dù đã chấp nhận dỡ bỏ phần lớn hàng rào thuế quan; nhiều nước trong khối còn đang bị ảnh hưởng nặng nề vì xung đột, đảo chính, bất ổn về chính trị; và tỉ trọng kim ngạch thương mại của các nước trong khối còn thấp so với các khu vực kinh tế khác như châu Âu và Bắc Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)