Trước cổng trường tiểu học N.T (Cầu Giấy, Hà Nội), trong lúc đứng đợi cậu con trai tan học, vẻ mặt chị Nga đầy vẻ đăm chiêu. Thấy vậy, không ít chị em lại gần hỏi han. Tuy nhiên, khi nhìn thấy những tờ rơi quảng cáo về các lớp học hè cho thiếu nhi trên tay chị, mọi người như bỗng hiểu ra nguyên nhân của sự suy tư, căng thẳng đó.
Nhộn nhịp các môn học “hot”
Hai tuần trở lại đây, nghe các chị em đồng nghiệp bàn tán xôn xao về vấn đề tìm lớp học hè cho con, chị Nga cũng cảm thấy rất nóng lòng dù còn khoảng một tháng nữa mới tới kỳ nghỉ hè của con. “Phải khẩn trương ghi tên lớp học hè cho cháu ngay từ bây giờ! Năm ngoái, mình chủ quan, sát ngày khai giảng mới tới đăng ký; kết quả là tất cả các lớp đều hết chỗ,” chị cho biết.
Nói là làm, mấy ngày nay, chị Nga liên tục hỏi thăm kinh nghiệm xin học hè cho con từ các bà mẹ cũng có con trong độ tuổi như con trai mình. Không chỉ có vậy, “tôi và mấy chị em hàng xóm còn phân công nhau, mỗi người tự bố trí thời gian, công việc để ghé qua các trung tâm tư vấn, tổ chức giáo dục nhằm tìm hiểu thông tin về các chương trình, các khóa học hè,” chị vui vẻ nói.
Nghe một người bạn mách nước: “tranh thủ kỳ nghỉ hè, cố gắng tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện,” chị đã lên một kế hoạch cụ thể sẽ cho con theo học một số lớp thuộc đủ các lĩnh vực: Kiến thức văn hóa, ngoại ngữ, năng khiếu, kỹ năng sống,…
“Vấn đề mấu chốt nhất bây giờ khiến tôi băn khoăn là lựa chọn trung tâm, lớp học nào đảm bảo uy tín để cho con theo học,” chị Nga chia sẻ.
Anh Nguyễn Thịnh, cán bộ tư vấn tuyển sinh của Cung Thiếu nhi Hà Nội cho biết: “Thông thường, phải đến khoảng giữa tháng 5, Cung Thiếu nhi mới chính thức có thông báo chiêu sinh các lớp học hè. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, đã có khá nhiều phụ huynh đã gọi điện thoại hoặc trực tiếp đến hỏi về lịch học và xin đăng ký trước “giữ chỗ” cho con em mình.”
Cũng theo anh Thịnh, về cơ bản, xu hướng chung trong việc đăng ký học hè năm nay cũng giống như năm trước. Các bộ môn như ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật (trong đó đáng kể nhất là các lớp học vẽ, hát) có số học sinh đăng ký vượt trội.
“Bởi mẹ bắt nên con mới học"
Có mặt tại Nhà văn hóa quận Hai Bà Trưng với dáng vẻ mệt mỏi, uể oải bởi không khí oi bức đầu hè, anh Hoàng Hùng (phố Nam Ngư) tâm sự: “Tôi có hai cô con gái sinh đôi hiện đang học lớp hai. Gia đình tôi vẫn quan niệm, song song với việc học văn hóa thì việc học kỹ năng sống ngay từ nhỏ là điều vô cùng quan trọng. Bởi thế, tôi quyết định cho các cháu tham gia các lớp học ngoại khóa hè, để các cháu được rèn luyện kỹ năng trong môi trường tập thể.”
Không giống như anh Hùng, lý do mà chị Phương Linh (Thanh Xuân) đưa ra khi lên lịch học hè dày đặc cho cậu con trai hiện đang học lớp bốn của mình là: “Con trai tôi từ khi đi học lớp một luôn đứng trong top đầu lớp, tôi muốn con phát huy được tối đa khả năng của mình để hết tiểu học, cháu sẽ thi đỗ vào một trường điểm trung học cơ sở.”
Nghe mẹ nói vậy, cậu bé Quang Minh mếu máo nhìn chúng tôi: “Con chỉ có một ước mơ là được nghỉ hè thật sự như các anh, chị con ở quê nội, không phải nghĩ đến việc đi học hè. Con thích đi thả diều, thích đạp xe chứ không thích đi học giải toán trên máy tính. Nhưng năm nào con cũng phải đi học hè, hết ở trường, ở trung tâm ngoại ngữ, nhà văn hóa lại đến học gia sư tại nhà”
Bên cạnh các bậc phụ huynh quá kỳ vọng những khóa học hè thì cũng không ít phụ huynh gửi con vào các lớp học với lý do khá đơn giản: Để có người quản lý các em trong thời gian nghỉ hè. Dần dần, việc “nghỉ hè” giờ đây đã trở nên khá xa lạ với học sinh thành phố và nhường chỗ cho hai chữ “học hè.”
Về vấn đề này, trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Tâm lý học Lê Tiến Hùng (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng: Nghỉ hè là dịp để các em nghỉ ngơi sau một năm học kéo dài với nhiều căng thẳng. Việc học hè quá nhiều là không cần thiết, đặc biệt là với lứa tuổi từ mẫu giáo đến cấp tiểu học. Phụ huynh nên dành nhiều thời gian hơn cho trẻ vui chơi trong dịp hè.
“Vui chơi, giải trí không những mang lại cho các em những kiến thức mà trong sách vở không có như kỹ năng sống, khả năng giao tiếp, tổ chức, quản lý, mà còn mang lại cho các em tinh thần sảng khoái, sự phát triển cả về trí tuệ và thể lực; để từ đó các em có điều kiện để phát triển một cách toàn diện,” ông Hùng nhấn mạnh.
Bằng kinh nghiệm của mình, cô Quỳnh Chi, giáo viên một trường phổ thông liên cấp ở khu vực Thanh Xuân cho rằng: “Các bậc phụ huynh nên cân đối hợp lý giữa lịch học hè và thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cho các con. Bên cạnh việc khuyến khích các con chơi thể thao, tham gia các buổi dã ngoại hay về quê thăm ông bà thì trong một tuần cũng nên chia ra 1-2 buổi để các em tự học, củng cố và bổ sung kiến thức cho những môn còn yếu.”
Nhộn nhịp các môn học “hot”
Hai tuần trở lại đây, nghe các chị em đồng nghiệp bàn tán xôn xao về vấn đề tìm lớp học hè cho con, chị Nga cũng cảm thấy rất nóng lòng dù còn khoảng một tháng nữa mới tới kỳ nghỉ hè của con. “Phải khẩn trương ghi tên lớp học hè cho cháu ngay từ bây giờ! Năm ngoái, mình chủ quan, sát ngày khai giảng mới tới đăng ký; kết quả là tất cả các lớp đều hết chỗ,” chị cho biết.
Nói là làm, mấy ngày nay, chị Nga liên tục hỏi thăm kinh nghiệm xin học hè cho con từ các bà mẹ cũng có con trong độ tuổi như con trai mình. Không chỉ có vậy, “tôi và mấy chị em hàng xóm còn phân công nhau, mỗi người tự bố trí thời gian, công việc để ghé qua các trung tâm tư vấn, tổ chức giáo dục nhằm tìm hiểu thông tin về các chương trình, các khóa học hè,” chị vui vẻ nói.
Nghe một người bạn mách nước: “tranh thủ kỳ nghỉ hè, cố gắng tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện,” chị đã lên một kế hoạch cụ thể sẽ cho con theo học một số lớp thuộc đủ các lĩnh vực: Kiến thức văn hóa, ngoại ngữ, năng khiếu, kỹ năng sống,…
“Vấn đề mấu chốt nhất bây giờ khiến tôi băn khoăn là lựa chọn trung tâm, lớp học nào đảm bảo uy tín để cho con theo học,” chị Nga chia sẻ.
Anh Nguyễn Thịnh, cán bộ tư vấn tuyển sinh của Cung Thiếu nhi Hà Nội cho biết: “Thông thường, phải đến khoảng giữa tháng 5, Cung Thiếu nhi mới chính thức có thông báo chiêu sinh các lớp học hè. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, đã có khá nhiều phụ huynh đã gọi điện thoại hoặc trực tiếp đến hỏi về lịch học và xin đăng ký trước “giữ chỗ” cho con em mình.”
Cũng theo anh Thịnh, về cơ bản, xu hướng chung trong việc đăng ký học hè năm nay cũng giống như năm trước. Các bộ môn như ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật (trong đó đáng kể nhất là các lớp học vẽ, hát) có số học sinh đăng ký vượt trội.
“Bởi mẹ bắt nên con mới học"
Có mặt tại Nhà văn hóa quận Hai Bà Trưng với dáng vẻ mệt mỏi, uể oải bởi không khí oi bức đầu hè, anh Hoàng Hùng (phố Nam Ngư) tâm sự: “Tôi có hai cô con gái sinh đôi hiện đang học lớp hai. Gia đình tôi vẫn quan niệm, song song với việc học văn hóa thì việc học kỹ năng sống ngay từ nhỏ là điều vô cùng quan trọng. Bởi thế, tôi quyết định cho các cháu tham gia các lớp học ngoại khóa hè, để các cháu được rèn luyện kỹ năng trong môi trường tập thể.”
Không giống như anh Hùng, lý do mà chị Phương Linh (Thanh Xuân) đưa ra khi lên lịch học hè dày đặc cho cậu con trai hiện đang học lớp bốn của mình là: “Con trai tôi từ khi đi học lớp một luôn đứng trong top đầu lớp, tôi muốn con phát huy được tối đa khả năng của mình để hết tiểu học, cháu sẽ thi đỗ vào một trường điểm trung học cơ sở.”
Nghe mẹ nói vậy, cậu bé Quang Minh mếu máo nhìn chúng tôi: “Con chỉ có một ước mơ là được nghỉ hè thật sự như các anh, chị con ở quê nội, không phải nghĩ đến việc đi học hè. Con thích đi thả diều, thích đạp xe chứ không thích đi học giải toán trên máy tính. Nhưng năm nào con cũng phải đi học hè, hết ở trường, ở trung tâm ngoại ngữ, nhà văn hóa lại đến học gia sư tại nhà”
Bên cạnh các bậc phụ huynh quá kỳ vọng những khóa học hè thì cũng không ít phụ huynh gửi con vào các lớp học với lý do khá đơn giản: Để có người quản lý các em trong thời gian nghỉ hè. Dần dần, việc “nghỉ hè” giờ đây đã trở nên khá xa lạ với học sinh thành phố và nhường chỗ cho hai chữ “học hè.”
Về vấn đề này, trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Tâm lý học Lê Tiến Hùng (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng: Nghỉ hè là dịp để các em nghỉ ngơi sau một năm học kéo dài với nhiều căng thẳng. Việc học hè quá nhiều là không cần thiết, đặc biệt là với lứa tuổi từ mẫu giáo đến cấp tiểu học. Phụ huynh nên dành nhiều thời gian hơn cho trẻ vui chơi trong dịp hè.
“Vui chơi, giải trí không những mang lại cho các em những kiến thức mà trong sách vở không có như kỹ năng sống, khả năng giao tiếp, tổ chức, quản lý, mà còn mang lại cho các em tinh thần sảng khoái, sự phát triển cả về trí tuệ và thể lực; để từ đó các em có điều kiện để phát triển một cách toàn diện,” ông Hùng nhấn mạnh.
Bằng kinh nghiệm của mình, cô Quỳnh Chi, giáo viên một trường phổ thông liên cấp ở khu vực Thanh Xuân cho rằng: “Các bậc phụ huynh nên cân đối hợp lý giữa lịch học hè và thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cho các con. Bên cạnh việc khuyến khích các con chơi thể thao, tham gia các buổi dã ngoại hay về quê thăm ông bà thì trong một tuần cũng nên chia ra 1-2 buổi để các em tự học, củng cố và bổ sung kiến thức cho những môn còn yếu.”
Phương Mai (Vietnam+)