Ngày 9/5, tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã tổ chức hội nghị cấp cao các chuyên gia giáo dục và các ngành có liên quan để bắt đầu các cuộc thảo luận khởi động tương lai của giáo dục khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau năm 2015.
UNESCO nhấn mạnh hai chương trình nghị sự toàn cầu chủ chốt về giáo dục là Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) và chương trình “Giáo dục cho tất cả” (EFA) đều sẽ kết thúc vào năm 2015.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều khoảng cách và nhiều thách thức đối với việc thúc đẩy và hoàn tất hai chương trình này trên toàn cầu dù giáo dục đã được đưa vào trung tâm của đường lối phát triển quốc gia của nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương và khu vực này cũng đã đạt được những thành tựu lớn trong cả 2 chương trình toàn cầu MDGs và EFA.
Trong thập kỷ qua, số trẻ em tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương không được đến trường đã giảm 39%, nhưng vẫn chiếm tới 40% số trẻ em thất học trên toàn thế giới.
Tuy số học sinh tiểu học đã tăng mạnh nhưng tại châu Á-Thái Bình Dương vẫn tồn tại những bất bình đẳng lớn trong tiếp cận, chất lượng giáo dục ở trong mỗi nước và giữa các nước trong khu vực.
Những khu vực bị ảnh hưởng của chiến tranh và xung đột, cộng đồng sống ở các khu vực hẻo lánh, các dân tộc ít người và phụ nữ vẫn khó tiếp cận giáo dục. Số thanh niên và người trưởng thành biết chữ tăng cao nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thế kỷ 21.
Số người trưởng thành mù chữ tại các nước châu Á-Thái Bình Dương hiện vẫn chiếm tới 65% tổng số người mù chữ trưởng thành của cả thế giới. Chỉ hai khu vực Nam Á và Tây Á đã có tới 400 trăm triệu người trưởng thành mù chữ, chiếm hơn 50% tổng số trên toàn cầu năm 2009.
Hội nghị tại Bangkok lần này của UNESCO thảo luận các xu hướng phát triển, khoảng cách và thách thức đối với giáo dục của khu vực. Hội nghị cũng sẽ đề xuất các biện pháp thúc đẩy tương lai giáo dục khu vực sau năm 2015.
Các chuyên gia nhận định khởi động “Chương trình EFA tới năm 2015 và sau đó” cũng như “Định hình tầm nhìn mới của giáo dục châu Á-Thái Bình Dương” sẽ tạo động lực căn bản để đánh giá thành tựu giáo dục khu vực. Đảm bảo tầm nhìn tương lai của giáo dục sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tích cực và cải thiện cơ hội giáo dục cho tất cả./.
UNESCO nhấn mạnh hai chương trình nghị sự toàn cầu chủ chốt về giáo dục là Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) và chương trình “Giáo dục cho tất cả” (EFA) đều sẽ kết thúc vào năm 2015.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều khoảng cách và nhiều thách thức đối với việc thúc đẩy và hoàn tất hai chương trình này trên toàn cầu dù giáo dục đã được đưa vào trung tâm của đường lối phát triển quốc gia của nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương và khu vực này cũng đã đạt được những thành tựu lớn trong cả 2 chương trình toàn cầu MDGs và EFA.
Trong thập kỷ qua, số trẻ em tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương không được đến trường đã giảm 39%, nhưng vẫn chiếm tới 40% số trẻ em thất học trên toàn thế giới.
Tuy số học sinh tiểu học đã tăng mạnh nhưng tại châu Á-Thái Bình Dương vẫn tồn tại những bất bình đẳng lớn trong tiếp cận, chất lượng giáo dục ở trong mỗi nước và giữa các nước trong khu vực.
Những khu vực bị ảnh hưởng của chiến tranh và xung đột, cộng đồng sống ở các khu vực hẻo lánh, các dân tộc ít người và phụ nữ vẫn khó tiếp cận giáo dục. Số thanh niên và người trưởng thành biết chữ tăng cao nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thế kỷ 21.
Số người trưởng thành mù chữ tại các nước châu Á-Thái Bình Dương hiện vẫn chiếm tới 65% tổng số người mù chữ trưởng thành của cả thế giới. Chỉ hai khu vực Nam Á và Tây Á đã có tới 400 trăm triệu người trưởng thành mù chữ, chiếm hơn 50% tổng số trên toàn cầu năm 2009.
Hội nghị tại Bangkok lần này của UNESCO thảo luận các xu hướng phát triển, khoảng cách và thách thức đối với giáo dục của khu vực. Hội nghị cũng sẽ đề xuất các biện pháp thúc đẩy tương lai giáo dục khu vực sau năm 2015.
Các chuyên gia nhận định khởi động “Chương trình EFA tới năm 2015 và sau đó” cũng như “Định hình tầm nhìn mới của giáo dục châu Á-Thái Bình Dương” sẽ tạo động lực căn bản để đánh giá thành tựu giáo dục khu vực. Đảm bảo tầm nhìn tương lai của giáo dục sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tích cực và cải thiện cơ hội giáo dục cho tất cả./.
(TTXVN)