Sáng 8/9, tại Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), Tổng Công ty Sahabak đã khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất gỗ MDF Sahabak đầu tiên của Bắc Kạn.
Dự án xây dựng nhà máy chế biến gỗ Sahabak được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 xây dựng Nhà máy chế biến gỗ, ván ép thanh, đã hoàn thành và đưa vào hoạt động từ cuối tháng 12/2010. Mỗi năm nhà máy chế biến gỗ ép Sahabak tiêu thụ khoảng 15.000m3 gỗ tròn, cho 3.000m3 gỗ thành phẩm.
Giai đoạn 2 là xây dựng Nhà máy sản xuất ván gỗ MDF. Tổng mức đầu tư của dự án giai đoạn 2 là 1.140 tỷ đồng, toàn bộ thiết bị sản xuất được nhập từ châu Âu với công nghệ ép liên tục hiện đại.
Dự kiến quý 3 năm 2013 Nhà máy sản xuất gỗ MDF sẽ đưa vào hoạt động, với công suất 360 m3 sản phẩm gỗ MDF/ngày, 108.000m3 sản phẩm gỗ MDF/năm và sử dụng 180.000 m3 gỗ nguyên liệu mỗi năm.
Nhà máy được liên doanh giữa Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn và Công ty Bất động sản Sài Gòn-Đông Dương.
Phát biểu tại lễ khởi công, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có nhiều đất rừng và rừng nên cần thiết phải có một nhà máy sản xuất gỗ tại địa phương.
Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bắc Kạn cần có chỉ đạo sát sao việc trồng rừng với loại cây cho sinh khối lớn, hiệu quả cao, gắn quyền lợi nhà đầu tư với quyền lợi người dân, tránh tình trạng nguyên liệu nhiều, thì doanh nghiệp ép giá người dân. Chính quyền cũng như Hội đồng Nhân dân các cấp của Bắc Kạn cần giám sát chặt chẽ vấn đề này.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sahabak, ông Vũ Đức Dũng đề nghị tỉnh Bắc Kạn cần có nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc để thay đổi cơ cấu cây trồng, khảo nghiệm để thay thế loài, giống cây trồng cho năng suất bằng hoặc lớn hơn cây keo hiện tại đang trồng…
Một lực cản nữa là hệ thống đường xuất, vận chuyển gỗ còn quá ít, đi lại khó khăn, làm tăng chi phí khai thác, giảm giá trị rừng mà người trồng rừng là người phải chịu khi khai thác rừng.
Nhà nước cần có nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng mạng lưới đường lâm nghiệp (kết hợp với đường dân sinh) đến các khu vực có diện tích rừng sản xuất tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc trồng và khai thác rừng.
Việc xây dựng Nhà máy sản xuất gỗ MDF Sahabak - Thanh Bình (Chợ Mới) sẽ là cơ hội, là nơi tiêu thụ gỗ nguyên liệu, thúc đẩy việc khai thác thế mạnh kinh tế rừng của Bắc Kạn./.
Dự án xây dựng nhà máy chế biến gỗ Sahabak được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 xây dựng Nhà máy chế biến gỗ, ván ép thanh, đã hoàn thành và đưa vào hoạt động từ cuối tháng 12/2010. Mỗi năm nhà máy chế biến gỗ ép Sahabak tiêu thụ khoảng 15.000m3 gỗ tròn, cho 3.000m3 gỗ thành phẩm.
Giai đoạn 2 là xây dựng Nhà máy sản xuất ván gỗ MDF. Tổng mức đầu tư của dự án giai đoạn 2 là 1.140 tỷ đồng, toàn bộ thiết bị sản xuất được nhập từ châu Âu với công nghệ ép liên tục hiện đại.
Dự kiến quý 3 năm 2013 Nhà máy sản xuất gỗ MDF sẽ đưa vào hoạt động, với công suất 360 m3 sản phẩm gỗ MDF/ngày, 108.000m3 sản phẩm gỗ MDF/năm và sử dụng 180.000 m3 gỗ nguyên liệu mỗi năm.
Nhà máy được liên doanh giữa Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn và Công ty Bất động sản Sài Gòn-Đông Dương.
Phát biểu tại lễ khởi công, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có nhiều đất rừng và rừng nên cần thiết phải có một nhà máy sản xuất gỗ tại địa phương.
Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bắc Kạn cần có chỉ đạo sát sao việc trồng rừng với loại cây cho sinh khối lớn, hiệu quả cao, gắn quyền lợi nhà đầu tư với quyền lợi người dân, tránh tình trạng nguyên liệu nhiều, thì doanh nghiệp ép giá người dân. Chính quyền cũng như Hội đồng Nhân dân các cấp của Bắc Kạn cần giám sát chặt chẽ vấn đề này.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sahabak, ông Vũ Đức Dũng đề nghị tỉnh Bắc Kạn cần có nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc để thay đổi cơ cấu cây trồng, khảo nghiệm để thay thế loài, giống cây trồng cho năng suất bằng hoặc lớn hơn cây keo hiện tại đang trồng…
Một lực cản nữa là hệ thống đường xuất, vận chuyển gỗ còn quá ít, đi lại khó khăn, làm tăng chi phí khai thác, giảm giá trị rừng mà người trồng rừng là người phải chịu khi khai thác rừng.
Nhà nước cần có nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng mạng lưới đường lâm nghiệp (kết hợp với đường dân sinh) đến các khu vực có diện tích rừng sản xuất tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc trồng và khai thác rừng.
Việc xây dựng Nhà máy sản xuất gỗ MDF Sahabak - Thanh Bình (Chợ Mới) sẽ là cơ hội, là nơi tiêu thụ gỗ nguyên liệu, thúc đẩy việc khai thác thế mạnh kinh tế rừng của Bắc Kạn./.
Nguyễn Trình (TTXVN/Vietnam+)