Ngày 19/10 tại xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức khởi công xây dựng cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền.
Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh phát lệnh khởi công, đại diện Chính phủ Australia, Ngân hàng phát triển châu Á, một số bộ ngành, địa phương đến dự.
Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM Cửu Long), đơn vị được Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và tổ chức quản lý thực hiện cho biết tổng giá trị hợp đồng xây lắp của cầu Cao Lãnh là 145 triệu USD (tương đương 3.037 tỷ đồng), và dự kiến sẽ hoàn thành sau 43 tháng thi công.
Cầu được sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia, vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và vốn đối ứng của Việt Nam. Đây là cây cầu lớn thứ hai (sau cầu Vàm Cống) trong dự án kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nhấn mạnh cầu Cao Lãnh là một trong bốn cây cầu lớn, hiện đại nhất Việt Nam được tiếp tục xây dựng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Công trình là biểu tượng quan trọng, khẳng định sự hợp tác phát triển và tình hữu nghị giữa chính phủ Việt Nam với các nước, giữa Việt Nam với chính phủ Australia, cũng như sự giúp đỡ của ADB.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải quyết liệt trong chỉ đạo điều hành thực hiện, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, kiểm soát chặt chẽ cùng với các nhà thầu thực hiện đúng quy định của hợp đồng, hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, thiết kế an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công bảo vệ môi trường.
Các bộ, ngành cơ quan của Trung ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp phối hợp Bộ Giao thông Vận tải kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Đặc biệt tỉnh Đồng Tháp phải hết sức chủ động trong công tác giải phóng mặt bằng, công tác an ninh trật tự hỗ trợ tích cực cho nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp trong công tác xây dựng.
Các bộ, ngành, địa phương, nhà thầu, tư vấn, nhà thầu xây dựng cần triển khai thực hiện dự án đảm bảo an toàn hiểu quả , đúng tiến độ đề ra, đưa dự án vào sử dụng đúng hạn.
Dự án cầu Cao Lãnh do Cửu Long CIPM thuộc Bộ Giao thông Vận tải ký hợp đồng với liên danh nhà thầu xây dựng Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) và Công ty Vinaconex E&C Việt Nam để xây dựng (đơn vị trúng thầu).
Theo hợp đồng, trong thời gian 1.308 ngày, nhà thầu có nhiệm vụ xây dựng hoàn thành cầu Cao Lãnh có chiều dài 2.014,74 m, với thiết kế 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ (làn xe cơ giới là 14m, làn xe thô sơ là 6m), vận tốc thiết kế 80 km/giờ; dải phân cách 1,5m; lan can 1m, dải an toàn 2m.
Quy mô mặt cắt ngang cầu (cầu chính và cầu dẫn) là 24,5m. Liên danh tư vấn quốc tế CDM SMITH Inc. (Mỹ)-WSP FINLAND Ltd (Phần Lan)-YOOSHIN Engineering Corporation (Hàn Quốc) chịu trách nhiệm tư vấn thiết kế và giám sát.
Cầu Cao Lãnh được bắc qua sông Tiền thuộc địa phận thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, cách bến phà Cao Lãnh khoảng 0,8km về phía hạ lưu và cách cầu Mỹ Thuận khoảng 35km về phía thượng lưu.
Cầu Cao Lãnh là một phần quan trọng của dự án kết nối giao thông đường bộ trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dự án hoàn thành sẽ trực tiếp giúp ích cho 5 triệu người dân sống ở Đồng bằng sông Cửu Long và mang lại hạ tầng giao thông thuận tiện hơn cho 170.000 lượt người đi lại mỗi ngày./.
Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh phát lệnh khởi công, đại diện Chính phủ Australia, Ngân hàng phát triển châu Á, một số bộ ngành, địa phương đến dự.
Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM Cửu Long), đơn vị được Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và tổ chức quản lý thực hiện cho biết tổng giá trị hợp đồng xây lắp của cầu Cao Lãnh là 145 triệu USD (tương đương 3.037 tỷ đồng), và dự kiến sẽ hoàn thành sau 43 tháng thi công.
Cầu được sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia, vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và vốn đối ứng của Việt Nam. Đây là cây cầu lớn thứ hai (sau cầu Vàm Cống) trong dự án kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nhấn mạnh cầu Cao Lãnh là một trong bốn cây cầu lớn, hiện đại nhất Việt Nam được tiếp tục xây dựng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Công trình là biểu tượng quan trọng, khẳng định sự hợp tác phát triển và tình hữu nghị giữa chính phủ Việt Nam với các nước, giữa Việt Nam với chính phủ Australia, cũng như sự giúp đỡ của ADB.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải quyết liệt trong chỉ đạo điều hành thực hiện, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, kiểm soát chặt chẽ cùng với các nhà thầu thực hiện đúng quy định của hợp đồng, hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, thiết kế an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công bảo vệ môi trường.
Các bộ, ngành cơ quan của Trung ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp phối hợp Bộ Giao thông Vận tải kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Đặc biệt tỉnh Đồng Tháp phải hết sức chủ động trong công tác giải phóng mặt bằng, công tác an ninh trật tự hỗ trợ tích cực cho nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp trong công tác xây dựng.
Các bộ, ngành, địa phương, nhà thầu, tư vấn, nhà thầu xây dựng cần triển khai thực hiện dự án đảm bảo an toàn hiểu quả , đúng tiến độ đề ra, đưa dự án vào sử dụng đúng hạn.
Dự án cầu Cao Lãnh do Cửu Long CIPM thuộc Bộ Giao thông Vận tải ký hợp đồng với liên danh nhà thầu xây dựng Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) và Công ty Vinaconex E&C Việt Nam để xây dựng (đơn vị trúng thầu).
Theo hợp đồng, trong thời gian 1.308 ngày, nhà thầu có nhiệm vụ xây dựng hoàn thành cầu Cao Lãnh có chiều dài 2.014,74 m, với thiết kế 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ (làn xe cơ giới là 14m, làn xe thô sơ là 6m), vận tốc thiết kế 80 km/giờ; dải phân cách 1,5m; lan can 1m, dải an toàn 2m.
Quy mô mặt cắt ngang cầu (cầu chính và cầu dẫn) là 24,5m. Liên danh tư vấn quốc tế CDM SMITH Inc. (Mỹ)-WSP FINLAND Ltd (Phần Lan)-YOOSHIN Engineering Corporation (Hàn Quốc) chịu trách nhiệm tư vấn thiết kế và giám sát.
Cầu Cao Lãnh được bắc qua sông Tiền thuộc địa phận thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, cách bến phà Cao Lãnh khoảng 0,8km về phía hạ lưu và cách cầu Mỹ Thuận khoảng 35km về phía thượng lưu.
Cầu Cao Lãnh là một phần quan trọng của dự án kết nối giao thông đường bộ trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dự án hoàn thành sẽ trực tiếp giúp ích cho 5 triệu người dân sống ở Đồng bằng sông Cửu Long và mang lại hạ tầng giao thông thuận tiện hơn cho 170.000 lượt người đi lại mỗi ngày./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN)