Bộ Y tế xác nhận đã có Dự thảo điều chỉnh giá viện phí sau khi Bộ có văn bản xin ý kiến của các Bộ Tài chính Lao động-Thương binh và Xã hội trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong đó có qui định cơ chế thu, quản lý và sử dụng khoản thu khám bệnh, chữa bệnh trong các đơn vị y tế Nhà nước theo qui định của Luật khám chữa bệnh đã được Quốc hội thông qua.
Theo thông tin chính thức từ Bộ Y tế, khung giá viện phí được điều chỉnh lần này theo hướng tăng do những nguyên nhân như các bệnh viện đã và đang đưa các trang thiết bị y tế mới vào sử dụng; phương pháp điều trị ngày càng hiện đại nên chi phí của các dịch vụ ngày càng tăng.
Trong khi đó, khung giá của các dịch vụ, kỹ thuật y tế được ban hành từ năm 1995, đến nay vẫn chưa một lần được điều chỉnh nên không còn phù hợp với thực tế hiện nay.
Mặt khác, rất nhiều dịch vụ, kỹ thuật y tế hiện nay được thực hiện bằng các thiết bị hiện đại, tiên tiến, tự động nên chi phí về vật tư, hóa chất tăng gấp nhiều lần so với phương pháp thủ công trước đây. Nếu thu viện phí với mức giá thực hiện bằng phương pháp thủ công, sẽ không thực hiện được các dịch vụ y tế.
Đồng thời, chi phí bảo đảm hoạt động của bệnh viện và thực hiện các dịch vụ y tế như điện, nước, xăng, dầu, giá hầu hết các loại thuốc, vật tư, hóa chất cũng ngày càng tăng. Hiện nay, ngân sách Nhà nước cấp cho bệnh viện còn rất thấp; hầu hết các bệnh viện chỉ được cấp từ 30-40 triệu đồng/giường bệnh/năm.
Tiền từ ngân sách Nhà nước chỉ đảm bảo chi trả tiền lương cho cán bộ, nhân viên trong ngành theo ngạch bậc và mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định...
Việc điều chỉnh viện phí lần này được thực hiện trên nguyên tắc xác định đầy đủ chi phí khám, chữa bệnh và chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa Nhà nước, xã hội và người bệnh.
Nội dung điều chỉnh chỉnh lần này tập trung vào việc điều chỉnh khung giá của các dịch vụ kỹ thuật được ban hành từ năm 1995 cho phù hợp với thực tế hiện nay.
Việc điều chỉnh khung giá lần này vẫn tuân thủ nguyên tắc đã qui định tại Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1995 của Chính phủ là thu một phần viện phí.
Cụ thể, khung giá một phần viện phí sửa đổi lần này là chỉ tính tiền thuốc, dịch truyền, máu, vật tư, hóa chất, tiền điện, nước, nhiên liệu, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị trực tiếp và các chi phí hành chính trực tiếp phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế. Các khoản đã được ngân sách Nhà nước chi, không tính và thu viện phí.
Theo Bộ Y tế, mức thu khám bệnh được xây dựng trên cơ sở các chi phí cần thiết cho hoạt động của phòng khám, khoa khám bệnh như chi phí về điện, nước, các loại vật tư tiêu hao, dụng cụ phục vụ công tác khám bệnh, chẩn đoán và chi phí duy tu, sửa chữa các trang thiết bị phục vụ công tác khám bệnh, chẩn đoán tại phòng khám, khoa khám bệnh.
Mức thu ngày giường điều trị nội trú, điều trị ban ngày được xây dựng trên cơ sở các chi phí cần thiết để chăm sóc người bệnh. Mức thu của các dịch vụ, kỹ thuật y tế được xây dựng trên cơ sở các chi phí cần thiết để thực hiện từng dịch vụ, kỹ thuật y tế...
So với khung giá ban hành, khung giá dự kiến điều chỉnh không phải là tất cả các dịch vụ đều tăng từ 7-10 lần như thông tin được đăng tải trên một số báo.
Cụ thể, có khoảng 220 dịch vụ sử dụng ít vật tư, hóa chất, điện, nước mà chủ yếu do công sức của cán bộ y tế thực hiện, có mức tăng rất thấp, tối đa chỉ tương đương với mức trượt giá hiện nay (tối đa 2,5 lần). Có khoảng 60 dịch vụ dự kiến tăng tối đa từ 2,5-5 lần; khoảng 70 dịch vụ, kỹ thuật y tế sử dụng nhiều thuốc, vật tư, hóa chất, điện, nước, mức tăng tối đa khoảng từ 7-10 lần.
Riêng đối với tiền khám bệnh, tiền ngày giường điều trị có mức tăng cao hơn do mức thu được qui định tại Thông tư 14 là quá thấp (chỉ từ 500-3.000 đồng/lần); dự kiến điều chỉnh tối đa là 30.000 đồng/lần khám (tăng 10 lần); ở tuyến huyện, xã là từ 10.000-15.000 đồng/lượt khám.
Tiền ngày giường điều trị dự kiến điều chỉnh từ 10.000 đồng (trạm y tế xã) lên 100.000 đồng/ngày điều trị nội khoa. Khung giá dự kiến tăng cao nhất là ngày giường điều trị ngoại khoa sau các phẫu thuật đặc biệt do phải theo dõi chăm sóc dặc biệt, sử dụng điều hòa 24/24 giờ, có chạy máy thở...
Cũng theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh viện phí lần này sẽ làm giảm bớt sự bao cấp tràn lan trong khám chữa bệnh; huy động được sự đóng góp hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong khám chữa bệnh; dành ngân sách Nhà nước để mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới sáu tuổi và các đối tượng khác theo Luật Bảo hiểm y tế.
Các bệnh viện có thêm kinh phí để triển khai các hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; người bệnh được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng cao hơn...
Trả lời thắc mắc từ báo chí, viện phí tăng có làm tăng chất lượng dịch vụ y tế hay không? Đại diện Bộ Y tế cho biết chất lượng dịch vụ y tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đội ngũ thầy thuốc, cơ sở hạ tầng y tế, y đức của đội ngũ y bác sĩ và cần cả sự hợp tác của người bệnh...
Việc điều chỉnh giá viện phí của một số loại dịch vụ giúp các bệnh viện có thêm một phần kinh phí để đảm bảo tốt hơn các hoạt động và thực hiện đồng bộ các giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Về câu hỏi: Việc điều chỉnh giá viện phí có làm giảm tình trạng 2-3 người/giường bệnh hay không? Đại diện Bộ Y tế cho biết việc điều chỉnh viện phí lần này vẫn thực hiện theo nguyên tắc thu một phần chi phí, chỉ tính các chi phí trực tiếp nên không dùng nguồn kinh phí này để đầu tư xây dựng bệnh viện.
Đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sống tại vùng kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn đã được ngân sách Nhà nước chi mua thẻ bảo hiểm y tế với mệnh giá 4,5% mức lương tối thiểu/năm.
Khi đi khám, chữa bệnh được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí và tiền vận chuyển trong trường hợp chuyển tuyến điều trị nên chỉ còn phải đóng 5% viện phí./.
Trong đó có qui định cơ chế thu, quản lý và sử dụng khoản thu khám bệnh, chữa bệnh trong các đơn vị y tế Nhà nước theo qui định của Luật khám chữa bệnh đã được Quốc hội thông qua.
Theo thông tin chính thức từ Bộ Y tế, khung giá viện phí được điều chỉnh lần này theo hướng tăng do những nguyên nhân như các bệnh viện đã và đang đưa các trang thiết bị y tế mới vào sử dụng; phương pháp điều trị ngày càng hiện đại nên chi phí của các dịch vụ ngày càng tăng.
Trong khi đó, khung giá của các dịch vụ, kỹ thuật y tế được ban hành từ năm 1995, đến nay vẫn chưa một lần được điều chỉnh nên không còn phù hợp với thực tế hiện nay.
Mặt khác, rất nhiều dịch vụ, kỹ thuật y tế hiện nay được thực hiện bằng các thiết bị hiện đại, tiên tiến, tự động nên chi phí về vật tư, hóa chất tăng gấp nhiều lần so với phương pháp thủ công trước đây. Nếu thu viện phí với mức giá thực hiện bằng phương pháp thủ công, sẽ không thực hiện được các dịch vụ y tế.
Đồng thời, chi phí bảo đảm hoạt động của bệnh viện và thực hiện các dịch vụ y tế như điện, nước, xăng, dầu, giá hầu hết các loại thuốc, vật tư, hóa chất cũng ngày càng tăng. Hiện nay, ngân sách Nhà nước cấp cho bệnh viện còn rất thấp; hầu hết các bệnh viện chỉ được cấp từ 30-40 triệu đồng/giường bệnh/năm.
Tiền từ ngân sách Nhà nước chỉ đảm bảo chi trả tiền lương cho cán bộ, nhân viên trong ngành theo ngạch bậc và mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định...
Việc điều chỉnh viện phí lần này được thực hiện trên nguyên tắc xác định đầy đủ chi phí khám, chữa bệnh và chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa Nhà nước, xã hội và người bệnh.
Nội dung điều chỉnh chỉnh lần này tập trung vào việc điều chỉnh khung giá của các dịch vụ kỹ thuật được ban hành từ năm 1995 cho phù hợp với thực tế hiện nay.
Việc điều chỉnh khung giá lần này vẫn tuân thủ nguyên tắc đã qui định tại Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1995 của Chính phủ là thu một phần viện phí.
Cụ thể, khung giá một phần viện phí sửa đổi lần này là chỉ tính tiền thuốc, dịch truyền, máu, vật tư, hóa chất, tiền điện, nước, nhiên liệu, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị trực tiếp và các chi phí hành chính trực tiếp phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế. Các khoản đã được ngân sách Nhà nước chi, không tính và thu viện phí.
Theo Bộ Y tế, mức thu khám bệnh được xây dựng trên cơ sở các chi phí cần thiết cho hoạt động của phòng khám, khoa khám bệnh như chi phí về điện, nước, các loại vật tư tiêu hao, dụng cụ phục vụ công tác khám bệnh, chẩn đoán và chi phí duy tu, sửa chữa các trang thiết bị phục vụ công tác khám bệnh, chẩn đoán tại phòng khám, khoa khám bệnh.
Mức thu ngày giường điều trị nội trú, điều trị ban ngày được xây dựng trên cơ sở các chi phí cần thiết để chăm sóc người bệnh. Mức thu của các dịch vụ, kỹ thuật y tế được xây dựng trên cơ sở các chi phí cần thiết để thực hiện từng dịch vụ, kỹ thuật y tế...
So với khung giá ban hành, khung giá dự kiến điều chỉnh không phải là tất cả các dịch vụ đều tăng từ 7-10 lần như thông tin được đăng tải trên một số báo.
Cụ thể, có khoảng 220 dịch vụ sử dụng ít vật tư, hóa chất, điện, nước mà chủ yếu do công sức của cán bộ y tế thực hiện, có mức tăng rất thấp, tối đa chỉ tương đương với mức trượt giá hiện nay (tối đa 2,5 lần). Có khoảng 60 dịch vụ dự kiến tăng tối đa từ 2,5-5 lần; khoảng 70 dịch vụ, kỹ thuật y tế sử dụng nhiều thuốc, vật tư, hóa chất, điện, nước, mức tăng tối đa khoảng từ 7-10 lần.
Riêng đối với tiền khám bệnh, tiền ngày giường điều trị có mức tăng cao hơn do mức thu được qui định tại Thông tư 14 là quá thấp (chỉ từ 500-3.000 đồng/lần); dự kiến điều chỉnh tối đa là 30.000 đồng/lần khám (tăng 10 lần); ở tuyến huyện, xã là từ 10.000-15.000 đồng/lượt khám.
Tiền ngày giường điều trị dự kiến điều chỉnh từ 10.000 đồng (trạm y tế xã) lên 100.000 đồng/ngày điều trị nội khoa. Khung giá dự kiến tăng cao nhất là ngày giường điều trị ngoại khoa sau các phẫu thuật đặc biệt do phải theo dõi chăm sóc dặc biệt, sử dụng điều hòa 24/24 giờ, có chạy máy thở...
Cũng theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh viện phí lần này sẽ làm giảm bớt sự bao cấp tràn lan trong khám chữa bệnh; huy động được sự đóng góp hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong khám chữa bệnh; dành ngân sách Nhà nước để mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới sáu tuổi và các đối tượng khác theo Luật Bảo hiểm y tế.
Các bệnh viện có thêm kinh phí để triển khai các hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; người bệnh được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng cao hơn...
Trả lời thắc mắc từ báo chí, viện phí tăng có làm tăng chất lượng dịch vụ y tế hay không? Đại diện Bộ Y tế cho biết chất lượng dịch vụ y tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đội ngũ thầy thuốc, cơ sở hạ tầng y tế, y đức của đội ngũ y bác sĩ và cần cả sự hợp tác của người bệnh...
Việc điều chỉnh giá viện phí của một số loại dịch vụ giúp các bệnh viện có thêm một phần kinh phí để đảm bảo tốt hơn các hoạt động và thực hiện đồng bộ các giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Về câu hỏi: Việc điều chỉnh giá viện phí có làm giảm tình trạng 2-3 người/giường bệnh hay không? Đại diện Bộ Y tế cho biết việc điều chỉnh viện phí lần này vẫn thực hiện theo nguyên tắc thu một phần chi phí, chỉ tính các chi phí trực tiếp nên không dùng nguồn kinh phí này để đầu tư xây dựng bệnh viện.
Đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sống tại vùng kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn đã được ngân sách Nhà nước chi mua thẻ bảo hiểm y tế với mệnh giá 4,5% mức lương tối thiểu/năm.
Khi đi khám, chữa bệnh được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí và tiền vận chuyển trong trường hợp chuyển tuyến điều trị nên chỉ còn phải đóng 5% viện phí./.
Công Hải (TTXVN/Vietnam+)