Theo thống kê của Hội Nhãn khoa Việt Nam, tỷ lệ mù lòa ở Việt Nam hiện nay là 3,1%; trong đó, có hơn 400.000 người bị mù hai mắt có độ tuổi trên 50.
Bên cạnh đó, ước tính cả nước có khoảng 3 triệu trẻ em mắc tật khúc xạ cần đeo kính và 15-40% dân số mắc tật này, đồng thời các bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh ROP ở trẻ sơ sinh... cũng đang là thách thức mới để ngành mắt có kế hoạch can thiệp trong những năm tới.
Tính đến tháng 12/2012, cả nước có gần 1.500 bác sỹ chuyên khoa mắt, hơn 1.800 y tá, y sỹ nhãn khoa và 570 phẫu thuật viên mổ đục thủy tinh thể ở các bệnh viện, cơ sở y tế công lập trong cả nước.
Ở khối tư nhân, hiện cả nước có 21 bệnh viện mắt tư nhân và khoa mắt nằm trong bệnh viện đa khoa tư nhân với khoảng hơn 100 bác sỹ chuyên khoa mắt và hơn 150 y tá nhãn khoa. Tỷ lệ bác sỹ nhãn khoa chiếm trên 18 người/1 triệu dân và tỷ lệ y tá nhãn khoa là 22,6 người/1 triệu dân. Với tỷ lệ này, Hội Nhãn khoa Việt Nam nhận định số bác sỹ là tương đối đủ so với nhu cầu, tuy nhiên lại phân bố không đều, chủ yếu các bác sỹ tập trung ở thành phố và đồng bằng.
Thời gian qua, việc chăm sóc mắt đã có nhiều bước tiến như kiểm soát được khô mắt do thiếu vitamin A, xây dựng hệ thống phòng chống mù lòa ở các tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn đến 7 tỉnh chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa có đơn vị chăm sóc mắt cộng đồng.
Ngành nhãn khoa đặt ra mục tiêu hạ tỷ lệ mù lòa ở người trên 50 tuổi xuống 2,35% vào năm 2019; thành lập các trung tâm chăm sóc mắt trẻ em, phối hợp với ngành nội tiết khám sàng lọc bệnh nhân đái tháo đường, kiểm soát mắt hột gây mù.
Các thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc năm 2013, khai mạc ngày 24/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của hơn 750 đại biểu là các bác sỹ nhãn khoa, phẫu thuật viên, kỹ thuật viên trên toàn quốc và một số chuyên gia từ các nước Pháp, Mỹ, Nhật, Đức, Singapore.
Đây là sự kiện thường niên do Hội Nhãn khoa Việt Nam và Bệnh viện Mắt Trung ương phối hợp với một số đơn vị trong ngành mắt tổ chức nhằm đánh giá, tổng kết và rút ra những kinh nghiệm trong công tác phòng chống mù lòa tại Việt Nam. Hội nghị đồng thời là diễn đàn khoa học của các cán bộ nhãn khoa trao đổi, chia sẻ và công bố các công trình nghiên cứu nhãn khoa mới nhất được ứng dụng thành công trong thời gian qua.
Trong thời gian diễn ra từ 24-26/10, hội nghị tập trung vào các nội dung chính như Hội nghị Đông Dương lần thứ 2 về viêm nhiễm mắt; Tổng kết hoạt động 5 năm công tác phòng chống mù lòa và phương hướng hoạt động trong 5 năm tới; Hội nghị Khoa học kỹ thuật ngành mắt toàn quốc; Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh (1978-2013).
Ngoài ra, một số hội thảo chuyên đề về kết mạc-giác mạc, glôcôm, dịch kính-võng mạc, mắt trẻ em, chấn thương mắt, phẫu thuật tạo hình, khúc xạ và điều dưỡng mắt cũng được tổ chức trong dịp này./.
Bên cạnh đó, ước tính cả nước có khoảng 3 triệu trẻ em mắc tật khúc xạ cần đeo kính và 15-40% dân số mắc tật này, đồng thời các bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh ROP ở trẻ sơ sinh... cũng đang là thách thức mới để ngành mắt có kế hoạch can thiệp trong những năm tới.
Tính đến tháng 12/2012, cả nước có gần 1.500 bác sỹ chuyên khoa mắt, hơn 1.800 y tá, y sỹ nhãn khoa và 570 phẫu thuật viên mổ đục thủy tinh thể ở các bệnh viện, cơ sở y tế công lập trong cả nước.
Ở khối tư nhân, hiện cả nước có 21 bệnh viện mắt tư nhân và khoa mắt nằm trong bệnh viện đa khoa tư nhân với khoảng hơn 100 bác sỹ chuyên khoa mắt và hơn 150 y tá nhãn khoa. Tỷ lệ bác sỹ nhãn khoa chiếm trên 18 người/1 triệu dân và tỷ lệ y tá nhãn khoa là 22,6 người/1 triệu dân. Với tỷ lệ này, Hội Nhãn khoa Việt Nam nhận định số bác sỹ là tương đối đủ so với nhu cầu, tuy nhiên lại phân bố không đều, chủ yếu các bác sỹ tập trung ở thành phố và đồng bằng.
Thời gian qua, việc chăm sóc mắt đã có nhiều bước tiến như kiểm soát được khô mắt do thiếu vitamin A, xây dựng hệ thống phòng chống mù lòa ở các tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn đến 7 tỉnh chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa có đơn vị chăm sóc mắt cộng đồng.
Ngành nhãn khoa đặt ra mục tiêu hạ tỷ lệ mù lòa ở người trên 50 tuổi xuống 2,35% vào năm 2019; thành lập các trung tâm chăm sóc mắt trẻ em, phối hợp với ngành nội tiết khám sàng lọc bệnh nhân đái tháo đường, kiểm soát mắt hột gây mù.
Các thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc năm 2013, khai mạc ngày 24/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của hơn 750 đại biểu là các bác sỹ nhãn khoa, phẫu thuật viên, kỹ thuật viên trên toàn quốc và một số chuyên gia từ các nước Pháp, Mỹ, Nhật, Đức, Singapore.
Đây là sự kiện thường niên do Hội Nhãn khoa Việt Nam và Bệnh viện Mắt Trung ương phối hợp với một số đơn vị trong ngành mắt tổ chức nhằm đánh giá, tổng kết và rút ra những kinh nghiệm trong công tác phòng chống mù lòa tại Việt Nam. Hội nghị đồng thời là diễn đàn khoa học của các cán bộ nhãn khoa trao đổi, chia sẻ và công bố các công trình nghiên cứu nhãn khoa mới nhất được ứng dụng thành công trong thời gian qua.
Trong thời gian diễn ra từ 24-26/10, hội nghị tập trung vào các nội dung chính như Hội nghị Đông Dương lần thứ 2 về viêm nhiễm mắt; Tổng kết hoạt động 5 năm công tác phòng chống mù lòa và phương hướng hoạt động trong 5 năm tới; Hội nghị Khoa học kỹ thuật ngành mắt toàn quốc; Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh (1978-2013).
Ngoài ra, một số hội thảo chuyên đề về kết mạc-giác mạc, glôcôm, dịch kính-võng mạc, mắt trẻ em, chấn thương mắt, phẫu thuật tạo hình, khúc xạ và điều dưỡng mắt cũng được tổ chức trong dịp này./.
H.Chung (TTXVN)