Viện nghiên cứu gen, Đại học Hoa Đại, Thâm Quyến, Trung Quốc hôm 30/8 cho biết, hệ gen của loài kiến camponotus và kiến harpegnathos saltator đã được giải mã thành công.
Việc giải mã được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học quốc tế gồm Đại học Arizona State, Viện nghiên cứu gen Hoa Đại Thâm Quyến, Viện y học Đại học New York, Viện y học Đại học Pennsylvania.
Hai loài kiến trên có sự khác biệt rõ rệt về phương thức tổ chức xã hội, hình thái và hành vi của loại hình phân công, phương thức kiếm mồi.
Trong xã hội có tổ chức của loài kiến, kiến cái thường có tuổi thọ cao hơn, thông thường kiến cái có tuổi thọ cao hơn gấp 500 lần kiến đực.
Thông qua so sánh hệ gen của kiến camponotus và kiến harpegnathos saltator, cũng như gen liên quan đến loại hình phân công xã hội và các giai đoạn phát triển khác nhau, nhóm các nhà khoa học đã phát hiện được gen liên quan đến quá trình lão hóa, chức năng thần kinh và thông tin hóa học của loài kiến.
Tiến sỹ Trương Quốc Tiệp, thuộc Viện nghiên cứu gen Hoa Đại Thâm Quyến cho biết, kết quả nghiên cứu trên đã đặt nền móng cho việc biến loài kiến trở thành sinh vật mô hình mới trong nghiên cứu hành vi xã hội, sự lão hóa và sinh vật học thần kinh.
Đặc biệt, điều này đã mở ra con đường mới cho nghiên cứu cơ chế kiểm soát của cận di truyền đối với hành vi và sự lão hóa.
Giáo sư Danny Reinberg thuộc Viện y học Đại học New York cho biết, các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu sự methyl hóa DNA, sự sửa đổi histones và sự điều cận di truyền.
Loài kiến có nhiều loại hình phương thức tổ chức xã hội, thông qua nghiên cứu trình tự hê gen kết hợp với phân tích ADN và ARN, các nhà khoa học có thể tìm hiểu sâu hơn về hành vi xã hội và cơ sở di truyền học của quá trình lão hóa ở loài kiến.
Ngoài công trình nghiên cứu hệ gen của loài kiến, các nhà khoa học còn đạt được nhiều kết quả nghiên cứu hệ gen của gấu trúc và dưa chuột./.
Việc giải mã được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học quốc tế gồm Đại học Arizona State, Viện nghiên cứu gen Hoa Đại Thâm Quyến, Viện y học Đại học New York, Viện y học Đại học Pennsylvania.
Hai loài kiến trên có sự khác biệt rõ rệt về phương thức tổ chức xã hội, hình thái và hành vi của loại hình phân công, phương thức kiếm mồi.
Trong xã hội có tổ chức của loài kiến, kiến cái thường có tuổi thọ cao hơn, thông thường kiến cái có tuổi thọ cao hơn gấp 500 lần kiến đực.
Thông qua so sánh hệ gen của kiến camponotus và kiến harpegnathos saltator, cũng như gen liên quan đến loại hình phân công xã hội và các giai đoạn phát triển khác nhau, nhóm các nhà khoa học đã phát hiện được gen liên quan đến quá trình lão hóa, chức năng thần kinh và thông tin hóa học của loài kiến.
Tiến sỹ Trương Quốc Tiệp, thuộc Viện nghiên cứu gen Hoa Đại Thâm Quyến cho biết, kết quả nghiên cứu trên đã đặt nền móng cho việc biến loài kiến trở thành sinh vật mô hình mới trong nghiên cứu hành vi xã hội, sự lão hóa và sinh vật học thần kinh.
Đặc biệt, điều này đã mở ra con đường mới cho nghiên cứu cơ chế kiểm soát của cận di truyền đối với hành vi và sự lão hóa.
Giáo sư Danny Reinberg thuộc Viện y học Đại học New York cho biết, các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu sự methyl hóa DNA, sự sửa đổi histones và sự điều cận di truyền.
Loài kiến có nhiều loại hình phương thức tổ chức xã hội, thông qua nghiên cứu trình tự hê gen kết hợp với phân tích ADN và ARN, các nhà khoa học có thể tìm hiểu sâu hơn về hành vi xã hội và cơ sở di truyền học của quá trình lão hóa ở loài kiến.
Ngoài công trình nghiên cứu hệ gen của loài kiến, các nhà khoa học còn đạt được nhiều kết quả nghiên cứu hệ gen của gấu trúc và dưa chuột./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)