Sau ba ngày phân làn giao thông tại hai tuyến phố đầu tiên, tình trạng phương tiện vi phạm đi sai làn đường đã có dấu hiệu giảm.
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn nghi ngờ về tính khả thi của đợt thí điểm này do thiếu các điều kiện cần và đủ là cơ sở hạ tầng phù hợp, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân và cách thức thực hiện của các cơ quan chức năng.
Xung đột ở điểm giao cắt
Để tiến hành phân làn, tại điểm đầu đường chia cắt các tuyến phố đã có biển báo phân luồng ôtô bên trái, xe máy, xe đạp bên phải, có vạch sơn rõ ràng, song nhiều ôtô vẫn rẽ nhầm sang làn xe máy và xe máy đi thẳng vào làn ôtô tạo nên tình hình lộn xộn, bất cập.
Ngoài ra, một khó khăn nữa, các tuyến phố này có nhiều điểm giao cắt, việc sang đường của các phương tiện rất khó khăn khi phải mở rộng vòng cua để đi đúng làn đường, khiến tốc độ di chuyển của các phương tiện bị chậm lại, gây ùn ứ.
Dắt gọn chiếc xe máy lên đầu hè nhà phố Hàng Bài sau giờ đi làm về, anh Trần Thành Trung vẫn bức xúc vì phải mất khá nhiều thời gian mới có thể băng qua đoạn đường mới phân làn để về tới nhà.
Anh Trung cho biết: “Theo quy định, xe máy đi làn trong, thông thường khi rẽ trái phải di chuyển từ từ để rẽ. Nhưng nay, nếu di chuyển như vậy thì lại vi phạm luật, đi sai làn đường. Hơn nữa, mỗi lần rẽ như vậy, ôtô tràn lên, gây xáo trộn, bất cập.”
“Phân làn ra rõ ràng một bên là xe máy, bên còn lại là ôtô, tuy nhiên vào giờ cao điểm, lưu lượng xe máy tham gia giao thông trên đường cao gấp nhiều lần ôtô. Tại sao cơ quan chức năng không linh động ở những điểm này để phù hợp với thực tế mật độ phương tiện trên phố?” anh Trung đặt câu hỏi.
Cũng theo anh Trung, hiện nay phương tiện chỉ chấp hành ngay chỗ có biển chỉ dẫn và dải phân cách. Khi hết dải phân cách, lại mạnh ai nấy vượt. Chưa kể, có những đoạn đường xe máy dồn ứ vào một bên, bên làn kia lại chả có cái ôtô nào. Thành ra, xe máy lại lấn sang.
“Tôi không tin cách phân làn này tồn tại được, hiện vẫn chưa thấy giải quyết vấn đề gì,” anh Trung nhận xét.
Bên cạnh đó, trên các tuyến đường, các điểm giao cắt ngã ba, ngã tư trên hai tuyến phố đều có dải phân cách cứng, người tham gia giao thông sơ ý là đâm vào, rất nguy hiểm.
Hiện nay, trên các tuyến đường đều kẻ vạch đứt để các phương tiện có thể linh hoạt chuyển làn. Nhưng theo nhiều người dân, lực lượng chức năng cần tiến hành kéo dài dải phân cách để các phương tiện chấp hành đúng quy định.
Trên thực tế, không chỉ xe máy, ôtô, các tài xế xe buýt cũng bỡ ngỡ với cách phân làn mới. Nguyên do là các “bác tài” đang đi bên này lại phải vắt sang bên làn còn lại để đi cho đúng luật mới. Chỉ cần một chiếc xe buýt tạt vào đón khách từ làn đường bên kia đã làm cho các phương tiện khác chỉ còn cách… đứng nhìn.
Bác Sơn, tài xế xe ôm gần đó lại cho rằng việc phân làn “có vẻ ổn,” nhưng điểm chờ xe buýt trên phố Hàng Bài ở bên phải và sát ngã tư quá, chỉ cần xe buýt rẽ vào đón trả khách là ngay lập tức hàng loạt xe máy phải chờ, dễ dàng xảy ra ách tắc giao thông.
Tại nhiều điểm, xe ôtô dừng đỗ dưới lòng đường cũng gây khó khăn cho các làn xe khi họ phải vòng ra tránh dẫn tới việc lấn đường làn xe còn lại.
Phân luồng ý thức
Theo nhiều người dân, tình hình giao thông ở Hà Nội sẽ không đến nỗi bị ùn tắc nếu việc phân luồng giao thông được tổ chức lại một cách khoa học và không cứng nhắc.
Ông Phạm Văn Tiến, sống tại phố Bà Triệu cho rằng, mọi người chưa tuân thủ một phần vì phân chia làn đường chưa tốt.
“Tại Việt Nam, tỷ lệ xe máy cao hơn ôtô rất nhiều nhưng phần đường dành cho xe máy lại không được kẻ rộng tương ứng dẫn tới tình trạng làn dành cho xe máy thì quá đông, làn cho ô tô thì quá vắng nên người đi xe máy sẽ lấn qua để tăng tốc độ lưu thông. Nếu phân luồng hợp lý, có tính tới đặc thù giao thông ở Việt Nam thì mọi người sẽ dễ chấp nhận hơn,” ông Tiến đề xuất.
Ông Tiến cũng đánh giá rằng, trên các tuyến phố vẫn chưa thể giải quyết được ùn ứ cục bộ gần các điểm giao cắt. Sau khi phân làn, tình trạng này vẫn tái diễn và rối loạn hơn bởi sự chồng chéo sang đường của phương tiện giao thông.
“Phải chăng, việc phân làn đường chỉ thích hợp cho việc các phương tiện đi thẳng?” ông Tiến đặt ra sự nghi ngờ.
Để có thể thành công trong phân làn giao thông không chỉ trông chờ vào hạ tầng trong thời gian ngắn mà cách tốt nhất là “phân luồng” ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho mọi người. Đó mới là điều cốt lõi để giải quyết các vấn đề trong giao thông.
Theo chị Đinh Thị Thủy, cán bộ trong ngành y tế cho hay: “Cách phân làn của nước ta không thể có tác dụng với văn hóa đi đường của người dân, nhất là lúc giờ cao điểm.”
Ngoài ra, việc tiến hành chế tài xử phạt ngay trên các tuyến phố cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
“Nếu phạt thì phạt rất nhiều vi phạm. Mà không thể dừng xe để phạt lúc giờ cao điểm được, chỉ cần dừng một xe thì tắc đường cả tiếng đồng hồ,” chị Thủy nhìn nhận.
Theo nhiều người, nếu dự án thí điểm chỉ làm một vài tháng thì khó thay đổi ý thức của người dân. Thử làm hai, ba năm liền, ngày nào cũng làm, ngày nào cũng tuyên truyền và xử phạt thật nghiêm chứ không phải xử phạt tiêu cực, ra quân được vài lần thì sẽ đạt được thành công./.
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn nghi ngờ về tính khả thi của đợt thí điểm này do thiếu các điều kiện cần và đủ là cơ sở hạ tầng phù hợp, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân và cách thức thực hiện của các cơ quan chức năng.
Xung đột ở điểm giao cắt
Để tiến hành phân làn, tại điểm đầu đường chia cắt các tuyến phố đã có biển báo phân luồng ôtô bên trái, xe máy, xe đạp bên phải, có vạch sơn rõ ràng, song nhiều ôtô vẫn rẽ nhầm sang làn xe máy và xe máy đi thẳng vào làn ôtô tạo nên tình hình lộn xộn, bất cập.
Ngoài ra, một khó khăn nữa, các tuyến phố này có nhiều điểm giao cắt, việc sang đường của các phương tiện rất khó khăn khi phải mở rộng vòng cua để đi đúng làn đường, khiến tốc độ di chuyển của các phương tiện bị chậm lại, gây ùn ứ.
Dắt gọn chiếc xe máy lên đầu hè nhà phố Hàng Bài sau giờ đi làm về, anh Trần Thành Trung vẫn bức xúc vì phải mất khá nhiều thời gian mới có thể băng qua đoạn đường mới phân làn để về tới nhà.
Anh Trung cho biết: “Theo quy định, xe máy đi làn trong, thông thường khi rẽ trái phải di chuyển từ từ để rẽ. Nhưng nay, nếu di chuyển như vậy thì lại vi phạm luật, đi sai làn đường. Hơn nữa, mỗi lần rẽ như vậy, ôtô tràn lên, gây xáo trộn, bất cập.”
“Phân làn ra rõ ràng một bên là xe máy, bên còn lại là ôtô, tuy nhiên vào giờ cao điểm, lưu lượng xe máy tham gia giao thông trên đường cao gấp nhiều lần ôtô. Tại sao cơ quan chức năng không linh động ở những điểm này để phù hợp với thực tế mật độ phương tiện trên phố?” anh Trung đặt câu hỏi.
Cũng theo anh Trung, hiện nay phương tiện chỉ chấp hành ngay chỗ có biển chỉ dẫn và dải phân cách. Khi hết dải phân cách, lại mạnh ai nấy vượt. Chưa kể, có những đoạn đường xe máy dồn ứ vào một bên, bên làn kia lại chả có cái ôtô nào. Thành ra, xe máy lại lấn sang.
“Tôi không tin cách phân làn này tồn tại được, hiện vẫn chưa thấy giải quyết vấn đề gì,” anh Trung nhận xét.
Bên cạnh đó, trên các tuyến đường, các điểm giao cắt ngã ba, ngã tư trên hai tuyến phố đều có dải phân cách cứng, người tham gia giao thông sơ ý là đâm vào, rất nguy hiểm.
Hiện nay, trên các tuyến đường đều kẻ vạch đứt để các phương tiện có thể linh hoạt chuyển làn. Nhưng theo nhiều người dân, lực lượng chức năng cần tiến hành kéo dài dải phân cách để các phương tiện chấp hành đúng quy định.
Trên thực tế, không chỉ xe máy, ôtô, các tài xế xe buýt cũng bỡ ngỡ với cách phân làn mới. Nguyên do là các “bác tài” đang đi bên này lại phải vắt sang bên làn còn lại để đi cho đúng luật mới. Chỉ cần một chiếc xe buýt tạt vào đón khách từ làn đường bên kia đã làm cho các phương tiện khác chỉ còn cách… đứng nhìn.
Bác Sơn, tài xế xe ôm gần đó lại cho rằng việc phân làn “có vẻ ổn,” nhưng điểm chờ xe buýt trên phố Hàng Bài ở bên phải và sát ngã tư quá, chỉ cần xe buýt rẽ vào đón trả khách là ngay lập tức hàng loạt xe máy phải chờ, dễ dàng xảy ra ách tắc giao thông.
Tại nhiều điểm, xe ôtô dừng đỗ dưới lòng đường cũng gây khó khăn cho các làn xe khi họ phải vòng ra tránh dẫn tới việc lấn đường làn xe còn lại.
Phân luồng ý thức
Theo nhiều người dân, tình hình giao thông ở Hà Nội sẽ không đến nỗi bị ùn tắc nếu việc phân luồng giao thông được tổ chức lại một cách khoa học và không cứng nhắc.
Ông Phạm Văn Tiến, sống tại phố Bà Triệu cho rằng, mọi người chưa tuân thủ một phần vì phân chia làn đường chưa tốt.
“Tại Việt Nam, tỷ lệ xe máy cao hơn ôtô rất nhiều nhưng phần đường dành cho xe máy lại không được kẻ rộng tương ứng dẫn tới tình trạng làn dành cho xe máy thì quá đông, làn cho ô tô thì quá vắng nên người đi xe máy sẽ lấn qua để tăng tốc độ lưu thông. Nếu phân luồng hợp lý, có tính tới đặc thù giao thông ở Việt Nam thì mọi người sẽ dễ chấp nhận hơn,” ông Tiến đề xuất.
Ông Tiến cũng đánh giá rằng, trên các tuyến phố vẫn chưa thể giải quyết được ùn ứ cục bộ gần các điểm giao cắt. Sau khi phân làn, tình trạng này vẫn tái diễn và rối loạn hơn bởi sự chồng chéo sang đường của phương tiện giao thông.
“Phải chăng, việc phân làn đường chỉ thích hợp cho việc các phương tiện đi thẳng?” ông Tiến đặt ra sự nghi ngờ.
Để có thể thành công trong phân làn giao thông không chỉ trông chờ vào hạ tầng trong thời gian ngắn mà cách tốt nhất là “phân luồng” ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho mọi người. Đó mới là điều cốt lõi để giải quyết các vấn đề trong giao thông.
Theo chị Đinh Thị Thủy, cán bộ trong ngành y tế cho hay: “Cách phân làn của nước ta không thể có tác dụng với văn hóa đi đường của người dân, nhất là lúc giờ cao điểm.”
Ngoài ra, việc tiến hành chế tài xử phạt ngay trên các tuyến phố cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
“Nếu phạt thì phạt rất nhiều vi phạm. Mà không thể dừng xe để phạt lúc giờ cao điểm được, chỉ cần dừng một xe thì tắc đường cả tiếng đồng hồ,” chị Thủy nhìn nhận.
Theo nhiều người, nếu dự án thí điểm chỉ làm một vài tháng thì khó thay đổi ý thức của người dân. Thử làm hai, ba năm liền, ngày nào cũng làm, ngày nào cũng tuyên truyền và xử phạt thật nghiêm chứ không phải xử phạt tiêu cực, ra quân được vài lần thì sẽ đạt được thành công./.
Việt Hùng (Vietnam+)