Ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Ban Chỉ đạo Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đang gặp những khó khăn về cơ chế tài chính, gây những bức xúc cho doanh nghiệp tham gia cũng như làm giảm hiệu quả của các đề án xúc tiến thương mại.
Theo ông Hải, cái khó đầu tiên đối với Chương trình là kinh phí xúc tiến thương mại có xu hướng giảm trong khi yêu cầu đặt ra đối với nền kinh tế là tăng cường xuất khẩu.
Nếu năm 2009, kinh phí là 172 tỷ đồng, đến năm 2010 còn 120 tỷ đồng và năm 2011 đến thời điểm này mới chỉ có 55 tỷ đồng. Trong khi đó, nhu cầu đề xuất của năm 2011 là 272 đề án với tổng kinh phí 405,6 tỷ đồng.
Đây cũng là nguyên nhân lý giải cho việc đến thời điểm này mới có 8 đề án được thực hiện.
Do đó, từ nay đến cuối năm việc hoàn thành 42 đề án xúc tiến thương mại còn lại là một thách thức không nhỏ, ảnh hưởng tới mục tiêu của Chương trình cũng như chất lượng của các đề án.
Mới đây, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung tháo gỡ khó khăn để triển khai hiệu quả Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhất là việc tạo khung pháp lý vững chắc cho Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia phải tập trung xây dựng quy trình tổng thể từ xây dựng nội dung đến quyết toán theo yêu cầu mới trong Quyết định 72/2010/QĐ-TTg.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo Chương trình còn chủ động hướng dẫn các chủ đề án như địa phương, hiệp hội xây dựng đề án theo tiêu chuẩn, quy trình để đảm bảo chất lượng xúc tiến thương mại.
Trước mắt, Bộ yêu cầu các đơn vị thực hiện phải bám sát nội dung Quyết định 72/2010/QĐ-TTg, ưu tiên các hợp phần của ba trụ cột xúc tiến thương mại là định hướng xuất khẩu, nội địa và biên giới, miền núi và hải đảo.
Dự kiến nhu cầu kinh phí của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012 khoảng 239 tỷ đồng, phân bổ cho 12 hợp phần xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu, 7 hợp phần xúc tiến thương mại trong nước, 7 hợp phần xúc tiến thương mại biên giới, miền núi và hải đảo./.
Theo ông Hải, cái khó đầu tiên đối với Chương trình là kinh phí xúc tiến thương mại có xu hướng giảm trong khi yêu cầu đặt ra đối với nền kinh tế là tăng cường xuất khẩu.
Nếu năm 2009, kinh phí là 172 tỷ đồng, đến năm 2010 còn 120 tỷ đồng và năm 2011 đến thời điểm này mới chỉ có 55 tỷ đồng. Trong khi đó, nhu cầu đề xuất của năm 2011 là 272 đề án với tổng kinh phí 405,6 tỷ đồng.
Đây cũng là nguyên nhân lý giải cho việc đến thời điểm này mới có 8 đề án được thực hiện.
Do đó, từ nay đến cuối năm việc hoàn thành 42 đề án xúc tiến thương mại còn lại là một thách thức không nhỏ, ảnh hưởng tới mục tiêu của Chương trình cũng như chất lượng của các đề án.
Mới đây, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung tháo gỡ khó khăn để triển khai hiệu quả Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhất là việc tạo khung pháp lý vững chắc cho Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia phải tập trung xây dựng quy trình tổng thể từ xây dựng nội dung đến quyết toán theo yêu cầu mới trong Quyết định 72/2010/QĐ-TTg.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo Chương trình còn chủ động hướng dẫn các chủ đề án như địa phương, hiệp hội xây dựng đề án theo tiêu chuẩn, quy trình để đảm bảo chất lượng xúc tiến thương mại.
Trước mắt, Bộ yêu cầu các đơn vị thực hiện phải bám sát nội dung Quyết định 72/2010/QĐ-TTg, ưu tiên các hợp phần của ba trụ cột xúc tiến thương mại là định hướng xuất khẩu, nội địa và biên giới, miền núi và hải đảo.
Dự kiến nhu cầu kinh phí của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012 khoảng 239 tỷ đồng, phân bổ cho 12 hợp phần xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu, 7 hợp phần xúc tiến thương mại trong nước, 7 hợp phần xúc tiến thương mại biên giới, miền núi và hải đảo./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)