Khó đoán định khi nào Triều Tiên bắt đầu giải trừ hạt nhân

Mặc dù Triều Tiên khẳng định nhất quán rằng họ sẽ không giải giáp "đơn phương," các nhà lãnh đạo của Mỹ và Hàn Quốc dường như tin chắc rằng cuối cùng điều quan trọng vẫn là từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.
Khó đoán định khi nào Triều Tiên bắt đầu giải trừ hạt nhân ảnh 1Triều Tiên tiến hành phá hủy một phần bãi thử hạt nhân Punggye-ri ngày 24/5/2018. (Nguồn: YONHAP/TTXVN)

Theo trang mạng brookings.edu, mặc dù Triều Tiên khẳng định nhất quán rằng họ sẽ không giải giáp "đơn phương," các nhà lãnh đạo của Mỹ và Hàn Quốc dường như tin chắc rằng cuối cùng điều quan trọng vẫn là từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.

Eric Brewer và Jung Pak phân tích để chúng ta hiểu về vấn đề này.

Hôm 8/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã trở lại từ các cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mà ông mô tả là "hiệu quả." Mặc dù nhiều vấn đề vẫn đang nổi lên từ cuộc họp ở Bình Nhưỡng, một kết quả rất rõ ràng là cả hai bên đều háo hức thúc đẩy một hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa Tổng thống Donald Trump và Kim Jong-un càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, vấn đề phi hạt nhân hóa đang cản trở những cuộc đàm phán này. Mặc dù Triều Tiên kiên quyết khẳng định họ sẽ không giải giáp "đơn phương" và Washington phải xóa bỏ các biện pháp trừng phạt chống nước này, các nhà lãnh đạo của Mỹ và Hàn Quốc dường như tin rằng điều quan trọng cuối cùng là Bình Nhưỡng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình.

Tổng thống Trump đã nhiều lần bảo vệ Kim Jong-un, gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên là một người "chính trực, đáng được tôn trọng," người đã cam kết hủy bỏ vũ khí hạt nhân. Sau ba cuộc gặp với Kim Jong-un, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In dường như thậm chí còn tin chắc rằng Kim Jong-un - không giống như cha và ông nội của mình - hoàn toàn nghiêm túc.

[Chuyên gia: Quá trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên sẽ kéo dài 10 năm]

Hầu hết Triều Tiên và các chuyên gia hạt nhân - bao gồm cả các tác giả của bài viết này - đều nghi ngờ rằng Kim Jong-un đã quyết định từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Triều Tiên có truyền thống kéo dài các cuộc đàm phán và phá vỡ các cam kết của mình. Ngoài ra, dường như thiếu các điều kiện cơ bản cần thiết để Kim jong-un thực hiện một thay đổi chiến lược như vậy.

Ví dụ, ông Kim Jong-un sẽ cần những đảm bảo rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào mà chính quyền Trump đưa ra - như một tuyên bố hòa bình dẫn đến Hiệp ước hòa bình hay cắt giảm hoặc rút quân đội Mỹ khỏi Bán đảo Triều Tiên - là vĩnh viễn và ràng buộc về mặt pháp lý. Ông Kim Jong-un có lẽ cũng cần tin rằng Hàn Quốc cam kết có một chính sách đối ngoại thiên về Mỹ, và chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, mà Kim Jong-un đã đặt cược tính hợp pháp và quyền lực của mình, và an ninh và thịnh vượng của đất nước - là mối đe dọa lớn hơn đối với những mục tiêu này.

Trên hết, ông phải tin chắc rằng sẽ không có chung số phận với Muammar Qaddafi và Saddam Hussein, những ví dụ chủ chốt mà chế độ Bình Nhưỡng đưa ra để cương quyết bảo vệ vị thế của họ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Ngay cả những bước mà Triều Tiên đã thực hiện, bao gồm việc phá hủy một địa điểm thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tháo dỡ một cơ sở thử nghiệm tên lửa, có thể đảo ngược hoặc có ít hoặc không có tác động về mặt kỹ thuật. Về bản chất, đó là những động thái không gây thiệt hại cho Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo luôn có thể làm chúng ta ngạc nhiên. Libya đã từ bỏ nỗ lực sản xuất vũ khí hạt nhân đang gặp khó khăn để đổi lấy việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và các quan hệ cơ bản khác với phương Tây. Chính phủ Nam Phi quyết định theo một tiến trình khác, nói không với vũ khí hạt nhân.

Sau chiến tranh Iraq, người ta phát hiện ra rằng Saddam Hussein không có chương trình vũ khí hạt nhân thực sự nào, nhưng ông không thể vô tội hoàn toàn, một phần vì ông phải khiến cho kẻ thù của mình suy đoán. Những tình huống này không giống với trường hợp Triều Tiên, đất nước có một chương trình vũ khí hạt nhân tiên tiến. Nhưng họ cho rằng sự thay đổi là có thể, và rằng có thể khó khăn trong thời điểm này, để phân biệt giữa một nhà đàm phán cứng rắn, hoặc có thể dễ dao động - với một nhà đàm phán trung thực.

Mặc dù không chắc rằng Kim Jong-un sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân, sự miễn cưỡng của ông cho đến nay khi đưa ra những nhượng bộ đáng kể không nhất thiết chứng tỏ nhà lãnh đạo này đã không thực hiện sự thay đổi mà Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Hàn quốc Moon đòi hỏi. Ngay cả khi Kim Jong-un sẵn sàng từ bỏ hạt nhân, sẽ là hợp lý để ông tiếp cận Mỹ - một đối thủ lâu năm - và Hàn Quốc một cách thận trọng. Kim Jong-un muốn phải hành động càng ít càng tốt ngay từ đầu để duy trì lợi thế đàm phán của mình./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục