Đền Yajur Mandir, nơi ở riêng của giáo sĩ Sathya Sai Baba nổi tiếng Ấn Độ quả là một kho báu lớn khi một khối lượng lớn vàng, bạc và tiền mặt được phát hiện trong thánh đường này.
Ngày 16/6, hơn 2 tháng sau khi giáo sĩ Sathya Sai Baba qua đời, các thành viên của Quỹ tín thác mang tên ông, một số đại diện cơ quan tư pháp, sĩ quan cảnh sát đã mở cửa đền và lên tầng 2, nơi giáo sĩ Sathya Sai Baba đã từng sống ở đây.
Tất cả đều bị lóa mắt vì sự sang trọng của các đồ đạc và của cải giá trị lớn trong căn phòng của vị giáo sĩ quá cố.
Sau 36 giờ làm việc cật lực để thống kê, người ta xác định kho báu do giáo sĩ Sathya Sai Baba để lại gồm 98kg vàng, 307kg bạc, 115,6 triệu rupee tiền mặt, chưa kể tới các bức tượng thần Krishna, Rama và Hanuman làm bằng vàng.
Ước tính tổng cộng kho báu này trị giá hơn 331,6 triệu rupee ( khoảng 7,5 triệu USD). Hiện toàn bộ số tiền mặt đã được gửi vào chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ ở địa phương.
Đền Yajur Mandir được xây dựng năm 2001 tại làng Puttaparthi, huyện Anantapur, bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ. Đền này đóng cửa suốt từ ngày 28/3 khi giáo sĩ Sathya Sai Baba được vào bệnh viện điều trị và sau đó mất ngày 24/4.
Ngôi đền gồm 2 tầng, tầng một gồm một phòng lớn để tiếp khách, một bếp ăn và phòng ăn. Tầng 2 có 3 phòng, trong đó có một phòng ngủ của giáo sĩ Sathya Sai Baba. Khi giáo sĩ còn sống, tầng 2 là khu vực cấm tuyệt đối, chỉ một số những nhân vật quan trọng mới được phép bước lên khu vực này. Các tín đồ và người bình thường chỉ được gặp giáo sĩ ở phòng khách dưới tầng 1.
Trong phòng ngủ của giáo sĩ có một chiếc giường làm bằng bạc, toàn bộ bát đĩa, cốc chén cũng các vật dụng khác dành cho ông đều dát vàng hoặc bạc sáng choang. Giáo sĩ thường chi cho phép người chăm sóc riêng và 2 hoặc 3 tín đồ thân cận được phục vụ ông tại đền Yajur Mandir. Ngay cả ông R.J. Rathakar, cháu của giáo sĩ cũng chỉ được phép vài lần lên tầng 2 của ngôi đền này.
Giáo sĩ Sathya Sai Baba nổi danh là người có “phép màu” chữa khỏi bệnh cho nhiều người khác bằng cách “hút” bệnh vào người ông, rồi sau đó ông lại tự khỏi. Số lượng tín đồ của ông tại Ấn Độ và trên thế giới vào khoảng 2 triệu người./.
Ngày 16/6, hơn 2 tháng sau khi giáo sĩ Sathya Sai Baba qua đời, các thành viên của Quỹ tín thác mang tên ông, một số đại diện cơ quan tư pháp, sĩ quan cảnh sát đã mở cửa đền và lên tầng 2, nơi giáo sĩ Sathya Sai Baba đã từng sống ở đây.
Tất cả đều bị lóa mắt vì sự sang trọng của các đồ đạc và của cải giá trị lớn trong căn phòng của vị giáo sĩ quá cố.
Sau 36 giờ làm việc cật lực để thống kê, người ta xác định kho báu do giáo sĩ Sathya Sai Baba để lại gồm 98kg vàng, 307kg bạc, 115,6 triệu rupee tiền mặt, chưa kể tới các bức tượng thần Krishna, Rama và Hanuman làm bằng vàng.
Ước tính tổng cộng kho báu này trị giá hơn 331,6 triệu rupee ( khoảng 7,5 triệu USD). Hiện toàn bộ số tiền mặt đã được gửi vào chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ ở địa phương.
Đền Yajur Mandir được xây dựng năm 2001 tại làng Puttaparthi, huyện Anantapur, bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ. Đền này đóng cửa suốt từ ngày 28/3 khi giáo sĩ Sathya Sai Baba được vào bệnh viện điều trị và sau đó mất ngày 24/4.
Ngôi đền gồm 2 tầng, tầng một gồm một phòng lớn để tiếp khách, một bếp ăn và phòng ăn. Tầng 2 có 3 phòng, trong đó có một phòng ngủ của giáo sĩ Sathya Sai Baba. Khi giáo sĩ còn sống, tầng 2 là khu vực cấm tuyệt đối, chỉ một số những nhân vật quan trọng mới được phép bước lên khu vực này. Các tín đồ và người bình thường chỉ được gặp giáo sĩ ở phòng khách dưới tầng 1.
Trong phòng ngủ của giáo sĩ có một chiếc giường làm bằng bạc, toàn bộ bát đĩa, cốc chén cũng các vật dụng khác dành cho ông đều dát vàng hoặc bạc sáng choang. Giáo sĩ thường chi cho phép người chăm sóc riêng và 2 hoặc 3 tín đồ thân cận được phục vụ ông tại đền Yajur Mandir. Ngay cả ông R.J. Rathakar, cháu của giáo sĩ cũng chỉ được phép vài lần lên tầng 2 của ngôi đền này.
Giáo sĩ Sathya Sai Baba nổi danh là người có “phép màu” chữa khỏi bệnh cho nhiều người khác bằng cách “hút” bệnh vào người ông, rồi sau đó ông lại tự khỏi. Số lượng tín đồ của ông tại Ấn Độ và trên thế giới vào khoảng 2 triệu người./.
Phạm Thảo/New Delhi (Vietnam+)