Tạp chí Y học Australia và New Zealand số ra ngày 12/10 công bố một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia cho thấy khói bụi xe hơi ở các khu ngoại ô thành phố đang làm giảm cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh.
Các chuyên gia của Đại học Tây Australia (UWA) và Viện sức khỏe trẻ em phát hiện ra rằng những phụ nữ sống tại các khu ngoại ô có mức khí thải giao thông trung bình sinh con nhẹ cân hơn 58g so với trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh là 3,5kg.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên hồ sơ của 1.800 phụ nữ mang thai và con của họ lưu tại bệnh viện, là những người sống tại các khu ngoại ô ít có hoạt động công nghiệp.
Chuyên gia dịch tễ học tại trường đại học UWA, ông Gavin Pereira cho biết các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá nồng độ carbon monoxide (CO) trong môi trường không khí xung quanh nhà ở của những phụ nữ nói trên cho đến thời điểm họ sinh con.
Kết quả đánh giá được đưa ra dựa trên số cân nặng của trẻ sơ sinh có thể sẽ đạt được nếu không có yếu tố hạn chế nào đối với sự phát triển của trẻ, chẳng hạn như bệnh tiểu đường ở người mẹ.
Giới khoa học rất ngạc nhiên trước kết quả nghiên cứu này. Ông Pereira khuyến cáo Chính phủ Australia và các cơ quan liên quan phải có nỗ lực liên tục trong việc giảm bớt lượng khí thải, cụ thể bằng cách khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, dùng công nghệ động cơ sạch.
Trong một báo cáo được công bố năm ngoái, ông Pereira phát hiện tình trạng ô nhiễm khí bụi giao thông làm tăng 70% nguy cơ bị hen suyễn ở trẻ nhỏ./.
Các chuyên gia của Đại học Tây Australia (UWA) và Viện sức khỏe trẻ em phát hiện ra rằng những phụ nữ sống tại các khu ngoại ô có mức khí thải giao thông trung bình sinh con nhẹ cân hơn 58g so với trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh là 3,5kg.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên hồ sơ của 1.800 phụ nữ mang thai và con của họ lưu tại bệnh viện, là những người sống tại các khu ngoại ô ít có hoạt động công nghiệp.
Chuyên gia dịch tễ học tại trường đại học UWA, ông Gavin Pereira cho biết các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá nồng độ carbon monoxide (CO) trong môi trường không khí xung quanh nhà ở của những phụ nữ nói trên cho đến thời điểm họ sinh con.
Kết quả đánh giá được đưa ra dựa trên số cân nặng của trẻ sơ sinh có thể sẽ đạt được nếu không có yếu tố hạn chế nào đối với sự phát triển của trẻ, chẳng hạn như bệnh tiểu đường ở người mẹ.
Giới khoa học rất ngạc nhiên trước kết quả nghiên cứu này. Ông Pereira khuyến cáo Chính phủ Australia và các cơ quan liên quan phải có nỗ lực liên tục trong việc giảm bớt lượng khí thải, cụ thể bằng cách khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, dùng công nghệ động cơ sạch.
Trong một báo cáo được công bố năm ngoái, ông Pereira phát hiện tình trạng ô nhiễm khí bụi giao thông làm tăng 70% nguy cơ bị hen suyễn ở trẻ nhỏ./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)