Thời tiết lạnh và khô kéo dài hàng trăm năm có thể là nguyên nhân làm sụp đổ các nền văn minh phía Đông Địa Trung Hải vào thế kỷ 13 trước công nguyên.
Công bố trên, được đăng tải trên tạp chí PLoS One, do nhà nghiên cứu David Kaniewski thuộc Đại học Paul Sabatier ở Toulouse (Pháp) thực hiện.
Dựa trên việc phân tích trầm tích từ bốn hồ nước mặn Larnaca cổ ở phía Nam đảo Síp, ông Kaniewski đã phát hiện ra bằng chứng về thời tiết khô hạn kéo dài 300 năm bắt đầu vào khoảng 3.200 năm trước đây.
Những thay đổi trong đồng vị carbon và các giống cây trồng của địa phương cho thấy bốn hồ nước mặn trên xưa kia từng là một cảng biển trung tâm của tuyến đường thương mại trong khu vực.
Phát hiện này đã đưa đến giả thiết rằng những thay đổi môi trường đã đẩy khu vực này vào thời kỳ đen tối.
Sự thay đổi khí hậu đã gây ra mất mùa, nạn đói và chết chóc, đẩy khu vực này vào khủng hoảng kinh tế xã hội và buộc dân chúng ở phía Đông Địa Trung Hải và Tây Nam Á phải di cư vào cuối thời kỳ đồ đồng.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ đột ngột của vương quốc hùng mạnh có lãnh thổ trải dài trên các vùng đất thuộc Ai Cập, Hy Lạp, Síp, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Palestine ngày nay vào khoảng năm 1.200 trước công nguyên.
Trước đây, một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học New Mexico (Mỹ) cũng đã phát hiện ra việc giảm nhiệt độ bề mặt đại dương ở Địa Trung Hải xảy ra cùng thời gian với thời kỳ đen tối của Hy Lạp, kéo dài khoảng 400 năm.
Giáo sư Lee Drake, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết nhiệt độ bề mặt đại dương giảm sẽ làm giảm việc bốc hơi nước và giảm lượng mưa trên đất liền.
Ông Drake cho rằng phát hiện này làm tăng đáng kể sức mạnh cho giả thuyết rằng các nền văn minh tại Địa Trung Hải bị sụp đổ do biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, vẫn không rõ tại sao thay đổi nhiệt độ diễn ra ở quy mô toàn cầu, nhưng vùng Đại Trung Hải lại bị tác động mạnh nhất.
Theo ông Drake, đây là điều mà các nhà khoa học đang rất muốn tìm hiểu thêm.
Hiện giới hoa học vẫn tranh cãi về nguyên nhân gây ra những biến đổi khí hậu thời kỳ đó.
Một số người cho rằng do chu kỳ Mặt Trời gia tăng hoạt động gây ra, làm chuyển hướng những dòng gió xoáy mạnh ở bắc Đại Tây Dương và dẫn tới khô hạn do giảm nhiệt độ của đại dương và giảm lượng mưa./.
Công bố trên, được đăng tải trên tạp chí PLoS One, do nhà nghiên cứu David Kaniewski thuộc Đại học Paul Sabatier ở Toulouse (Pháp) thực hiện.
Dựa trên việc phân tích trầm tích từ bốn hồ nước mặn Larnaca cổ ở phía Nam đảo Síp, ông Kaniewski đã phát hiện ra bằng chứng về thời tiết khô hạn kéo dài 300 năm bắt đầu vào khoảng 3.200 năm trước đây.
Những thay đổi trong đồng vị carbon và các giống cây trồng của địa phương cho thấy bốn hồ nước mặn trên xưa kia từng là một cảng biển trung tâm của tuyến đường thương mại trong khu vực.
Phát hiện này đã đưa đến giả thiết rằng những thay đổi môi trường đã đẩy khu vực này vào thời kỳ đen tối.
Sự thay đổi khí hậu đã gây ra mất mùa, nạn đói và chết chóc, đẩy khu vực này vào khủng hoảng kinh tế xã hội và buộc dân chúng ở phía Đông Địa Trung Hải và Tây Nam Á phải di cư vào cuối thời kỳ đồ đồng.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ đột ngột của vương quốc hùng mạnh có lãnh thổ trải dài trên các vùng đất thuộc Ai Cập, Hy Lạp, Síp, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Palestine ngày nay vào khoảng năm 1.200 trước công nguyên.
Trước đây, một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học New Mexico (Mỹ) cũng đã phát hiện ra việc giảm nhiệt độ bề mặt đại dương ở Địa Trung Hải xảy ra cùng thời gian với thời kỳ đen tối của Hy Lạp, kéo dài khoảng 400 năm.
Giáo sư Lee Drake, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết nhiệt độ bề mặt đại dương giảm sẽ làm giảm việc bốc hơi nước và giảm lượng mưa trên đất liền.
Ông Drake cho rằng phát hiện này làm tăng đáng kể sức mạnh cho giả thuyết rằng các nền văn minh tại Địa Trung Hải bị sụp đổ do biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, vẫn không rõ tại sao thay đổi nhiệt độ diễn ra ở quy mô toàn cầu, nhưng vùng Đại Trung Hải lại bị tác động mạnh nhất.
Theo ông Drake, đây là điều mà các nhà khoa học đang rất muốn tìm hiểu thêm.
Hiện giới hoa học vẫn tranh cãi về nguyên nhân gây ra những biến đổi khí hậu thời kỳ đó.
Một số người cho rằng do chu kỳ Mặt Trời gia tăng hoạt động gây ra, làm chuyển hướng những dòng gió xoáy mạnh ở bắc Đại Tây Dương và dẫn tới khô hạn do giảm nhiệt độ của đại dương và giảm lượng mưa./.
(TTXVN)