Kết quả nghiên cứu kéo dài 4 năm của 31 chuyên viên đa quốc gia công bố trên tạp chí Geophysical Research-Atmospheres, số ra ngày 22/1 cho thấy khí cácbon đen đứng thứ hai sau khí CO2 gây ra hiện tượng nóng lên của Trái Đất.
Khí cácbon đen được sinh ra trong quá trình cháy của gỗ và dầu diesel. Chúng thường bám lại trên bề mặt các vật thể tạo thành bồ hóng hoặc muội. Các hạt phân tử nhỏ của khí cácbon đen gây ô nhiễm không khí tại các thành thị và gây ra các chứng bệnh về đường hô hấp.
Chỉ tính riêng trong năm 2000, có khoảng 7,5 triệu tấn khí thải cácbon đen đã phát thải vào môi trường, góp phần nung nóng Trái Đất cao gấp hai lần so với dự đoán của Liên hợp quốc cách đây 5 năm.
Theo lý giải của các nhà khoa học, cácbon đen làm nóng bầu không khí thông qua hình thức hấp thụ nhiệt từ Mặt Trời, sau đó phân tán nhiệt vào không khí, khiến nhiệt độ trung bình tăng cao đột ngột. Ngoài ra, loại khí này cũng thúc đẩy sự hình thành các đám mây, tạo thêm sức nóng bằng cách giảm cường độ phản xạ của băng và tuyết ở các cực.
Nghiên cứu của các nhà khoa học trên đã cảnh báo những tác động nguy hiểm của loại khí này, đồng thời kêu gọi các quốc gia nên nhanh chóng bắt tay tìm kiếm các giải pháp để ngăn chặn sự phát thải cácbon đen trước khi quá muộn./.
Khí cácbon đen được sinh ra trong quá trình cháy của gỗ và dầu diesel. Chúng thường bám lại trên bề mặt các vật thể tạo thành bồ hóng hoặc muội. Các hạt phân tử nhỏ của khí cácbon đen gây ô nhiễm không khí tại các thành thị và gây ra các chứng bệnh về đường hô hấp.
Chỉ tính riêng trong năm 2000, có khoảng 7,5 triệu tấn khí thải cácbon đen đã phát thải vào môi trường, góp phần nung nóng Trái Đất cao gấp hai lần so với dự đoán của Liên hợp quốc cách đây 5 năm.
Theo lý giải của các nhà khoa học, cácbon đen làm nóng bầu không khí thông qua hình thức hấp thụ nhiệt từ Mặt Trời, sau đó phân tán nhiệt vào không khí, khiến nhiệt độ trung bình tăng cao đột ngột. Ngoài ra, loại khí này cũng thúc đẩy sự hình thành các đám mây, tạo thêm sức nóng bằng cách giảm cường độ phản xạ của băng và tuyết ở các cực.
Nghiên cứu của các nhà khoa học trên đã cảnh báo những tác động nguy hiểm của loại khí này, đồng thời kêu gọi các quốc gia nên nhanh chóng bắt tay tìm kiếm các giải pháp để ngăn chặn sự phát thải cácbon đen trước khi quá muộn./.
Thạch Thảo (Vietnam+)