Khéo léo đúc nồi thủ công từ phế liệu bằng đồ nghề thô sơ

Người dân xã An Bình, huyện Nam Sách, Hải Dương có một nghề rất độc đáo là đúc nồi thủ công với những đồ nghề thô sơ như khuôn gỗ, vài miếng kim loại hay vài cọng lông gà.

Người dân xã An Bình, huyện Nam Sách, Hải Dương có một nghề rất độc đáo là đúc nồi thủ công với những đồ nghề thô sơ như khuôn gỗ, vài miếng kim loại hay vài cọng lông gà. Nguyên liệu để đúc nồi là những phế phẩm đồ nhôm bỏ đi như vỏ lon bia, những vật liệu nhôm đã hỏng.

Từ đôi bàn tay khéo léo của mình, những người thợ ở An Bình đã biến những vật liệu tưởng chừng bỏ đi trở thành những chiếc nồi, chảo được sử dụng hàng ngày trong gia đình.

Những người dân nơi đây rất ưa chuộng những chiếc nồi đúc thủ công bằng nhôm này vì chúng có độ bền và sáng bóng, lại được sản xuất từ đôi tay của chính những người nông dân nên có giá thành hợp lý.

Đất sạch được đổ vào một khuôn gỗ bên ngoài nồi mẫu để tạo phần vỏ ngoài...
...và sau đó tạo hình mẫu.
Những chiếc lông gà được dùng để chỉnh và làm sạch bề mặt khuôn đất.
Khuôn đất sau khi được bỏ chiếc nồi mẫu ra.
Phần nồi mẫu bằng đất được nắn nót lại cho đẹp.
Nồi mẫu được bỏ ra để tạo khoảng trống đổ nhôm đun nóng vào.
Nhôm được kiểm tra và loại bỏ các tạp chất trước khi đổ vào khuôn.
Nhôm nóng chảy được đổ vào khuôn.
Mài dũa và hoàn thiện chiếc nồi là có thể sử dụng.
Với sự khéo léo từ đôi tay và sự sáng tạo, người thợ đã làm ra những chiếc nồi rất đơn giản mà không cần công cụ máy móc hiện đại.
Từ những vỏ lon bia hay những vật dụng bỏ đi, người nông dân ở xã An Bình tạo nên những chiếc nồi sáng bóng và hữu dụng.
Sản phẩm từ đôi tay khéo léo của anh nông dân Nguyễn Danh Văn phục vụ sinh hoạt gia đình và tăng thu nhập từ nghề phụ.

Anh Nguyễn Danh Văn, một nông dân có nghề tay trái làm đúc nồi được hơn 10 năm ở xã An Bình chia sẻ: “Tôi cảm thấy vui khi được tự tay làm ra những vật dụng phục vụ gia đình và hàng xóm, và nó còn trở thành một nghề giúp tôi nuôi sống gia đình mình”./.

(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục