Trong cuộc chiến không cân sức về phương tiện chiến đấu, điều kiện chiến đấu nhưng quân dân Hà Nội tạo ra chiến thắng ngoạn mục, bẻ cong nguyên lý: Mạnh thắng yếu, nhiều thắng ít.
Chính bởi lẽ đó, cuộc không kích của một lực lượng vũ khí trang bị kỹ thuật lớn chưa từng có, gồm 193 máy bay chiến lược B52, 1077 máy bay chiến thuật và hơn 15.000 tấn bom đạn, đã bị quân dân Hà Nội đập tan. Đó là sức mạnh của lòng quả cảm, ý chí quyết chiến quyết thắng và hơn tất cả, là khát vọng chiến thắng tạo nên một trận địa vững chắc.
Gian khổ nhưng quyết tâm cao
Nói về những phút giây chiến đấu với B52 trong chiến dịch 12 ngày đêm Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, Đại tá Trần Hữu Hội, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 86, Trung đoàn 274 (Đoàn tên lửa Hùng Vương) khẳng định: “Thời điểm đó, bộ đội sống rất gian khổ nhưng ngược lại tinh thần chiến đấu rất cao. Với máy bay B52, sức chiến đấu của nó gấp 30 lần máy bay F. Nếu anh em chiến sỹ không chịu đựng gian khổ, không dám hy sinh, không mưu trí thì không thể đánh thắng.”
Đại tá Trần Hữu Hội kể rằng: Lúc bấy giờ, bộ đội chỉ ăn ngô say vì điều kiện rất thiếu thốn, thậm chí không đủ no. Cả Hà Nội lúc đó là một trận địa khốc liệt. Ban ngày các loại máy bay F đánh phá, ban đêm B52 rải thảm; đến giấc ngủ cũng ngắn ngủi trên bệ máy. Tất cả tình cảm riêng tư đều được gác lại để tập trung cao độ cho việc chống trả B52. Gian khổ là thế, khó khăn là vậy nhưng anh em, đồng chí luôn bám sát trận địa để giữ khí tài, bám mục tiêu tấn công.
Trưa ngày 27/12, trận địa Thanh Sam (Hà Đông), nơi Tiểu đoàn 86 chốt giữ bị bom bi cày xới như thửa ruộng chuẩn bị gieo hạt, ba đồng chí hy sinh nhưng đồng đội khác vẫn quyết tâm cao chiến đấu với B52.
Trong chiến dịch 12 ngày đêm Mỹ đánh phá Hà Nội, đêm 26/12, Tiểu đoàn 86 do Tiểu đoàn trưởng Trần Hữu Hội chỉ huy đã bắn rơi một máy bay B52. Đây là đêm đánh phá ác liệt nhất của Mỹ, chúng huy động lực lượng B52 lớn gần ba lần các đêm khác và chính phố Khâm Thiên đã bị tàn phá trong đêm đó. Tiểu đoàn trưởng Trần Hữu Hội đã đánh ngay tốp B52 đầu tiên vào Hà Nội khi chúng chưa kịp cắt bom, thực hiện đúng lời hứa với cấp trên và trách nhiệm đối với nhân dân Thủ đô. Xác máy bay này rơi xuống xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn góp phần làm nên chiến thắng vang dội Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không.
Quên mình cho lý tưởng chiến đấu, chiến thắng
Trong những thời khắc chiến đấu ác liệt nhất cũng là lúc tinh thần mọi người lên cao nhất, chỉ với mục đích duy nhất chiến đấu vì tự do, vì bình yên cho thành phố. Mưa bom, lửa đạn dù khốc liệt đến đâu cũng không bào mòn tinh thần chiến đấu của chiến sỹ. Trong đó, gương chiến đấu dũng cảm, chấp nhận hy sinh của Trung đội trưởng Bệ đạn, thuộc Đại đội 2, Tiểu đoàn 77, Trung đoàn tên lửa 257, Sư đoàn phòng không 361 Nguyễn Văn Hảo là một điển hình đáng trân trọng. Đó là ngày 28/12, khi đang trong thời gian nghỉ giải quyết việc riêng, Trung đội trưởng Nguyễn Văn Hảo nghe tin máy bay B52 đánh bom Hà Nội đã từ quê Quảng Ninh lên tham gia chiến đấu. Anh đã trúng bom và hy sinh tại chỗ.
Trước đó, ngày 21/12, Nguyễn Văn Hảo đã nhanh chóng chỉ huy đơn vị lấy đất sét vít vào lỗ thủng một quả đạn do bị bom bi Mỹ thả trúng trận địa, kịp thời cứu được quả đạn này. Hay trong đợt không kích của Mỹ vào trận địa Chèm, Nguyễn Văn Quyển, chính trị viên Đại đội 2 cũng bị thương khi đang kiên quyết chỉ huy bộ đội thu hồi bệ để kéo khí tài ra khỏi trận địa. Hoặc chiến sỹ TZK Nghiêm Xuân Danh thường xuyên dũng cảm leo lên cánh sóng radar quan sát máy bay địch bằng ống nhòm (do nhiễu dày đặc) thông báo tốp, loại máy bay, tên lửa, cự ly phóng tên lửa của Mỹ tới Tiểu đoàn để kịp thời có phương án tác chiến. Ngày 21/12, trong khi thực hiện quan sát trên radar, chiến sỹ Nghiêm Xuân Danh đã trúng bom bi và anh dũng hy sinh.
Nguyên tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257, Sư đoàn 36, Đại tá Đinh Thế Văn cho biết: Trong lúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thăm trận địa Chèm, 9 giờ sáng ngày 22/12, đúng vào thời điểm máy bay Mỹ thường đánh phá ác liệt. Người bảo vệ cho Đại tướng nói với Tiểu đoàn trưởng rằng“ Nếu máy bay thả bom, đồng chí tìm nơi an toàn cho Đại tướng trú ẩn.” Ông Đinh Thế Văn băn khoăn vì đã là trận địa thì hầu như không có nơi an toàn và phương án ông chuẩn bị sẵn trong đầu: Nếu máy bay đánh bom vào trận địa, ông sẽ nằm đè lên Đại tướng để che cho Đại tướng, bởi vận mệnh của đất nước lúc đó phụ thuộc rất lớn vào Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đã qua 40 năm trận chiến Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, những nhân chứng tham gia trong 12 ngày đêm lịch sử vẫn còn vang mãi dư âm của khí thế chiến đấu, chiến thắng ngày nào. Khi được hỏi, ai ai cũng đều chung một suy nghĩ: Sao lúc đó dũng cảm, hăng hái thế, cận kề cái chết vẫn cứ xông lên, gian khổ, hiểm nguy vẫn không chùn bước. Tất cả chỉ vì một mục đích chiến thắng, thống nhất đất nước. Đó chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi của chiến dịch "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không"./.
Chính bởi lẽ đó, cuộc không kích của một lực lượng vũ khí trang bị kỹ thuật lớn chưa từng có, gồm 193 máy bay chiến lược B52, 1077 máy bay chiến thuật và hơn 15.000 tấn bom đạn, đã bị quân dân Hà Nội đập tan. Đó là sức mạnh của lòng quả cảm, ý chí quyết chiến quyết thắng và hơn tất cả, là khát vọng chiến thắng tạo nên một trận địa vững chắc.
Gian khổ nhưng quyết tâm cao
Nói về những phút giây chiến đấu với B52 trong chiến dịch 12 ngày đêm Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, Đại tá Trần Hữu Hội, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 86, Trung đoàn 274 (Đoàn tên lửa Hùng Vương) khẳng định: “Thời điểm đó, bộ đội sống rất gian khổ nhưng ngược lại tinh thần chiến đấu rất cao. Với máy bay B52, sức chiến đấu của nó gấp 30 lần máy bay F. Nếu anh em chiến sỹ không chịu đựng gian khổ, không dám hy sinh, không mưu trí thì không thể đánh thắng.”
Đại tá Trần Hữu Hội kể rằng: Lúc bấy giờ, bộ đội chỉ ăn ngô say vì điều kiện rất thiếu thốn, thậm chí không đủ no. Cả Hà Nội lúc đó là một trận địa khốc liệt. Ban ngày các loại máy bay F đánh phá, ban đêm B52 rải thảm; đến giấc ngủ cũng ngắn ngủi trên bệ máy. Tất cả tình cảm riêng tư đều được gác lại để tập trung cao độ cho việc chống trả B52. Gian khổ là thế, khó khăn là vậy nhưng anh em, đồng chí luôn bám sát trận địa để giữ khí tài, bám mục tiêu tấn công.
Trưa ngày 27/12, trận địa Thanh Sam (Hà Đông), nơi Tiểu đoàn 86 chốt giữ bị bom bi cày xới như thửa ruộng chuẩn bị gieo hạt, ba đồng chí hy sinh nhưng đồng đội khác vẫn quyết tâm cao chiến đấu với B52.
Trong chiến dịch 12 ngày đêm Mỹ đánh phá Hà Nội, đêm 26/12, Tiểu đoàn 86 do Tiểu đoàn trưởng Trần Hữu Hội chỉ huy đã bắn rơi một máy bay B52. Đây là đêm đánh phá ác liệt nhất của Mỹ, chúng huy động lực lượng B52 lớn gần ba lần các đêm khác và chính phố Khâm Thiên đã bị tàn phá trong đêm đó. Tiểu đoàn trưởng Trần Hữu Hội đã đánh ngay tốp B52 đầu tiên vào Hà Nội khi chúng chưa kịp cắt bom, thực hiện đúng lời hứa với cấp trên và trách nhiệm đối với nhân dân Thủ đô. Xác máy bay này rơi xuống xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn góp phần làm nên chiến thắng vang dội Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không.
Quên mình cho lý tưởng chiến đấu, chiến thắng
Trong những thời khắc chiến đấu ác liệt nhất cũng là lúc tinh thần mọi người lên cao nhất, chỉ với mục đích duy nhất chiến đấu vì tự do, vì bình yên cho thành phố. Mưa bom, lửa đạn dù khốc liệt đến đâu cũng không bào mòn tinh thần chiến đấu của chiến sỹ. Trong đó, gương chiến đấu dũng cảm, chấp nhận hy sinh của Trung đội trưởng Bệ đạn, thuộc Đại đội 2, Tiểu đoàn 77, Trung đoàn tên lửa 257, Sư đoàn phòng không 361 Nguyễn Văn Hảo là một điển hình đáng trân trọng. Đó là ngày 28/12, khi đang trong thời gian nghỉ giải quyết việc riêng, Trung đội trưởng Nguyễn Văn Hảo nghe tin máy bay B52 đánh bom Hà Nội đã từ quê Quảng Ninh lên tham gia chiến đấu. Anh đã trúng bom và hy sinh tại chỗ.
Trước đó, ngày 21/12, Nguyễn Văn Hảo đã nhanh chóng chỉ huy đơn vị lấy đất sét vít vào lỗ thủng một quả đạn do bị bom bi Mỹ thả trúng trận địa, kịp thời cứu được quả đạn này. Hay trong đợt không kích của Mỹ vào trận địa Chèm, Nguyễn Văn Quyển, chính trị viên Đại đội 2 cũng bị thương khi đang kiên quyết chỉ huy bộ đội thu hồi bệ để kéo khí tài ra khỏi trận địa. Hoặc chiến sỹ TZK Nghiêm Xuân Danh thường xuyên dũng cảm leo lên cánh sóng radar quan sát máy bay địch bằng ống nhòm (do nhiễu dày đặc) thông báo tốp, loại máy bay, tên lửa, cự ly phóng tên lửa của Mỹ tới Tiểu đoàn để kịp thời có phương án tác chiến. Ngày 21/12, trong khi thực hiện quan sát trên radar, chiến sỹ Nghiêm Xuân Danh đã trúng bom bi và anh dũng hy sinh.
Nguyên tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257, Sư đoàn 36, Đại tá Đinh Thế Văn cho biết: Trong lúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thăm trận địa Chèm, 9 giờ sáng ngày 22/12, đúng vào thời điểm máy bay Mỹ thường đánh phá ác liệt. Người bảo vệ cho Đại tướng nói với Tiểu đoàn trưởng rằng“ Nếu máy bay thả bom, đồng chí tìm nơi an toàn cho Đại tướng trú ẩn.” Ông Đinh Thế Văn băn khoăn vì đã là trận địa thì hầu như không có nơi an toàn và phương án ông chuẩn bị sẵn trong đầu: Nếu máy bay đánh bom vào trận địa, ông sẽ nằm đè lên Đại tướng để che cho Đại tướng, bởi vận mệnh của đất nước lúc đó phụ thuộc rất lớn vào Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đã qua 40 năm trận chiến Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, những nhân chứng tham gia trong 12 ngày đêm lịch sử vẫn còn vang mãi dư âm của khí thế chiến đấu, chiến thắng ngày nào. Khi được hỏi, ai ai cũng đều chung một suy nghĩ: Sao lúc đó dũng cảm, hăng hái thế, cận kề cái chết vẫn cứ xông lên, gian khổ, hiểm nguy vẫn không chùn bước. Tất cả chỉ vì một mục đích chiến thắng, thống nhất đất nước. Đó chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi của chiến dịch "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không"./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)