Theo AFP, ngày 8/3, các nhà khoa học đã triển khai một chương trình nghiên cứu vùng đáy biển ngoài khơi Nhật Bản, nơi xảy ra một trận động đất mạnh đã gây nên cơn sóng thần hồi năm ngoái, nhằm quan sát sự xáo trộn ở khu vực này.
Các nhà nghiên cứu tới từ Đức và Nhật Bản đã sử dụng các thiết bị công nghệ cao để khảo sát ở khu vực đáy biển cách mặt nước 7.000 mét, nơi là tâm chấn của trận động đất hồi tháng 3 năm ngoái.
Gerold Wefer, người lãnh đạo dự án cho biết: "Chúng tôi muốn triển khai các thiết bị xuống đáy biển và khoanh vùng khu vực để thấy những thay đổi lớn do động đất gây ra."
Đội nghiên cứu của ông cho biết dữ liệu thu thập từ chương trình kéo dài 1 tháng, bao phủ vùng bị xáo trộn trải dài hàng trăm cây số, sẽ giúp người ta hiểu rõ cơ chế hoạt động của các trận động đất lớn và nguy cơ hình thành sóng thần.
Chương trình diễn ra khi Nhật Bản đã chuẩn bị kỷ niệm 1 năm ngày xảy ra thảm họa kinh hoàng đã gây ra cơn sóng thần khổng lồ trong ngày 11/3 năm ngoái. Hơn 19.000 người đã chết và một dải bờ biển dài của Nhật bị nhấn chìm trong đợt sóng thần đã ngập lụt nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi và gây nên thảm họa rò rỉ phóng xạ tồi tệ.
Wefer, giám đốc Trung tâm Đức về thay đổi môi trường biển ở Đại học Bremen cảm thấy rất "phấn kích" trước khi chương trình bắt đầu. Ông nói rằng các nhà khoa học có thể thấy "những đường đứt gãy khổng lồ" trong các lớp đá chạy dọc theo các vực biển nằm ngoài khơi đảo Honshu của Nhật Bản. "Những khối đá lớn đó đã bị đập vỡ ra thành nhiều mảnh" bởi trận động đất, khiến chất lỏng và khí phun trào vào đại dương.
[Nhật Bản vượt qua khó khăn của ngày định mệnh]
Nhóm sẽ sử dụng một thiết bị lặn tự hành dài 5,5 mét, trông giống như một chiếc tàu ngầm, để vẽ bản đồ đáy biển bằng sóng âm sonar.
Tàu mẹ mang theo thiết bị trên sẽ được trang bị thiết bị thu nhận tín hiệu âm thanh và sẽ vẽ bản đồ vùng đáy biển ngoài khơi đảo Honshu, dọc theo các vực biển.
Các bản đồ đáy biển mới sẽ được so sánh với những bản đồ hiện có để cho thấy sự thay đổi nào đã diễn ra khi có động đất.
Tâm chấn của động đất nằm ở Thái Bình Dương, cách Honshu 130km , nơi có một mảng kiến tạo trượt sâu xuống phía dưới Nhật Bản.
Thiết bị lặn tự hành nặng 3,5 tấn, được trang bị máy ghi hình, máy sonar và các loại đèn, cũng như dây cáp nối với con tàu. Nó sẽ lắp một số thiết bị tại những hố khoan được đào trước đó, nhằm kích hoạt một hệ thống giúp đo đạc chính xác các trận động đất sẽ diễn ra trong tương lai.
Chương trình lần này còn đưa lên một số mẫu đất từ vực biển và các nhà khoa học hy vọng chúng sẽ giúp họ tìm ra được cách nào đó để dự báo về trận động đất lớn tiếp theo.
Shuichi Kodaira, chuyên gia ở Viện Nghiên cứu về sự Phát triển của Trái đất thuộc Cơ quan Khoa học và Công nghệ Hải dương - Trái đất Nhật Bản cho hay: "Việc dự báo động đất vẫn vô cùng khó khăn do các hạn chế của công nghệ và dữ liệu thời hiện tại. Nhưng những gì chúng tôi có thể làm hiện nay là hiểu được về cơ chế tái xuất hiện của các trận động đất lớn tại vùng vực biển Nhật Bản, thông qua việc sử dụng dữ liệu đáy biển tại nghiên cứu này và các nghiên cứu khác."
Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo Nhật Bản dường như đang bước vào một giai đoạn mới của việc các tầng kiến tạo đang tăng cường áp lực lên nhau, vốn có thể gây ra một trận động đất có sức tàn phá lớn khác./.
Các nhà nghiên cứu tới từ Đức và Nhật Bản đã sử dụng các thiết bị công nghệ cao để khảo sát ở khu vực đáy biển cách mặt nước 7.000 mét, nơi là tâm chấn của trận động đất hồi tháng 3 năm ngoái.
Gerold Wefer, người lãnh đạo dự án cho biết: "Chúng tôi muốn triển khai các thiết bị xuống đáy biển và khoanh vùng khu vực để thấy những thay đổi lớn do động đất gây ra."
Đội nghiên cứu của ông cho biết dữ liệu thu thập từ chương trình kéo dài 1 tháng, bao phủ vùng bị xáo trộn trải dài hàng trăm cây số, sẽ giúp người ta hiểu rõ cơ chế hoạt động của các trận động đất lớn và nguy cơ hình thành sóng thần.
Chương trình diễn ra khi Nhật Bản đã chuẩn bị kỷ niệm 1 năm ngày xảy ra thảm họa kinh hoàng đã gây ra cơn sóng thần khổng lồ trong ngày 11/3 năm ngoái. Hơn 19.000 người đã chết và một dải bờ biển dài của Nhật bị nhấn chìm trong đợt sóng thần đã ngập lụt nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi và gây nên thảm họa rò rỉ phóng xạ tồi tệ.
Wefer, giám đốc Trung tâm Đức về thay đổi môi trường biển ở Đại học Bremen cảm thấy rất "phấn kích" trước khi chương trình bắt đầu. Ông nói rằng các nhà khoa học có thể thấy "những đường đứt gãy khổng lồ" trong các lớp đá chạy dọc theo các vực biển nằm ngoài khơi đảo Honshu của Nhật Bản. "Những khối đá lớn đó đã bị đập vỡ ra thành nhiều mảnh" bởi trận động đất, khiến chất lỏng và khí phun trào vào đại dương.
[Nhật Bản vượt qua khó khăn của ngày định mệnh]
Nhóm sẽ sử dụng một thiết bị lặn tự hành dài 5,5 mét, trông giống như một chiếc tàu ngầm, để vẽ bản đồ đáy biển bằng sóng âm sonar.
Tàu mẹ mang theo thiết bị trên sẽ được trang bị thiết bị thu nhận tín hiệu âm thanh và sẽ vẽ bản đồ vùng đáy biển ngoài khơi đảo Honshu, dọc theo các vực biển.
Các bản đồ đáy biển mới sẽ được so sánh với những bản đồ hiện có để cho thấy sự thay đổi nào đã diễn ra khi có động đất.
Tâm chấn của động đất nằm ở Thái Bình Dương, cách Honshu 130km , nơi có một mảng kiến tạo trượt sâu xuống phía dưới Nhật Bản.
Thiết bị lặn tự hành nặng 3,5 tấn, được trang bị máy ghi hình, máy sonar và các loại đèn, cũng như dây cáp nối với con tàu. Nó sẽ lắp một số thiết bị tại những hố khoan được đào trước đó, nhằm kích hoạt một hệ thống giúp đo đạc chính xác các trận động đất sẽ diễn ra trong tương lai.
Chương trình lần này còn đưa lên một số mẫu đất từ vực biển và các nhà khoa học hy vọng chúng sẽ giúp họ tìm ra được cách nào đó để dự báo về trận động đất lớn tiếp theo.
Shuichi Kodaira, chuyên gia ở Viện Nghiên cứu về sự Phát triển của Trái đất thuộc Cơ quan Khoa học và Công nghệ Hải dương - Trái đất Nhật Bản cho hay: "Việc dự báo động đất vẫn vô cùng khó khăn do các hạn chế của công nghệ và dữ liệu thời hiện tại. Nhưng những gì chúng tôi có thể làm hiện nay là hiểu được về cơ chế tái xuất hiện của các trận động đất lớn tại vùng vực biển Nhật Bản, thông qua việc sử dụng dữ liệu đáy biển tại nghiên cứu này và các nghiên cứu khác."
Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo Nhật Bản dường như đang bước vào một giai đoạn mới của việc các tầng kiến tạo đang tăng cường áp lực lên nhau, vốn có thể gây ra một trận động đất có sức tàn phá lớn khác./.
Gia Bảo (Vietnam+)