Chiều 21/11, đoàn công tác do tiến sỹ Bùi Trung Dung, Phó Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng cùng đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Viện Khoa học Công nghệ xây dựng tiến hành khảo sát, kiểm kê chất lượng công trình nhà ở, công cộng trên địa bàn huyện Bắc Trà My, Quảng Nam, bị ảnh hưởng do động đất thời gian qua.
Ông Đặng Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Trà My đã báo cáo tình hình thiệt hại về các công trình hư hỏng, nứt gãy do động đất trong thời gian qua. Toàn huyện hiện có 856 nhà bị nứt, 8 công trình công cộng bị ảnh hưởng trực tiếp từ những rung chấn của các trận động đất trong đó, nhiều vết nứt của một số công trình đã nới rộng sau trận động đất lớn nhất vào ngày 15/11 vừa qua.
Theo ông Phong, hầu hết các hộ dân có nhà bị nứt đều là hộ nghèo nên việc hỗ trợ lúc này là rất cần thiết. Với mức hỗ trợ từ 2-4 triệu đồng/nhà thì chủ yếu là để an dân, còn mức hỗ trợ này không thể giúp họ khắc phục sự cố.
Trước đây, đã có 2 công trình trên địa bàn được EVN khắc phục có thêm yếu tố kháng chấn, sau trận động đất 4,7 độ Richter vừa qua đều không xảy ra tình trạng nứt gãy trở lại. Chính vì vậy, việc sữa chữa nhà hiện tại cần đặt yếu tố này lên hàng đầu chứ không đơn giản chỉ là trám, trét lại những vết nứt cũ. Huyện đã cho tạm dừng hai công trình công cộng đang xây dựng trên địa bàn để bổ sung thêm thiết kế kháng chấn nhằm đảm bảo bền vững về lâu dài.
Tại buổi làm việc, ông Phong cũng kiến nghị với đoàn khảo sát, khi tiến hành sữa chữa nhà cho dân thì cần phải cẩn thận, bởi đây là việc làm liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người dân.
Sau khi nghe ý kiến của chính quyền địa phương, tiến sỹ Bùi Trung Dung - Phó Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng khẳng định, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã chỉ đạo phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người dân trong vùng động đất.
Theo ông Dung, có nhiều biện pháp kháng chấn cho các công trình công cộng và nhà ở. Một số biện pháp đơn giản như yêu cầu người dân tháo độ cao nhất định, ví dụ như bức tường cao 4m thì tháo 1m4-1m6 rồi đổ giằng bêtông cốt thép ngang để khi tường bị lắc ngang, giằng này sẽ chịu lực tốt hơn hoặc neo sà gồ lại, để khi có rung chấn mạnh sẽ không bị đổ...
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, mục tiêu hàng đầu vẫn là đảm bảo an toàn cho dân. Những nhà đã xây dựng sẽ được các chuyên gia chuyên ngành kết cấu giúp tư vấn kỹ thuật. Sở Xây dựng Quảng Nam với tư cách quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm tính chi phí kháng chấn cho từng loại nhà. Nếu đối tượng hỗ trợ nằm trong chương trình 167 sẽ lấy ngân sách Trung ương, nếu không sẽ phải tìm nguồn khác như đề nghị EVN hỗ trợ hoặc từ các quỹ xã hội... không phân biệt giàu, nghèo.
Ngay sau buổi làm việc với chính quyền huyện Bắc Trà My, đoàn khảo sát đã kiểm tra thực tế mức độ hư hỏng của một số công trình nhà ở tại xã Trà Tân.
Trong những ngày tới, đoàn tiếp tục tiến hành khảo sát ở các xã bị ảnh hưởng nặng bởi động đất, qua đó, sẽ nhanh chóng tiến hành hướng dẫn khắc phục sự cố, tăng độ kháng chấn cho những công trình này./.
Ông Đặng Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Trà My đã báo cáo tình hình thiệt hại về các công trình hư hỏng, nứt gãy do động đất trong thời gian qua. Toàn huyện hiện có 856 nhà bị nứt, 8 công trình công cộng bị ảnh hưởng trực tiếp từ những rung chấn của các trận động đất trong đó, nhiều vết nứt của một số công trình đã nới rộng sau trận động đất lớn nhất vào ngày 15/11 vừa qua.
Theo ông Phong, hầu hết các hộ dân có nhà bị nứt đều là hộ nghèo nên việc hỗ trợ lúc này là rất cần thiết. Với mức hỗ trợ từ 2-4 triệu đồng/nhà thì chủ yếu là để an dân, còn mức hỗ trợ này không thể giúp họ khắc phục sự cố.
Trước đây, đã có 2 công trình trên địa bàn được EVN khắc phục có thêm yếu tố kháng chấn, sau trận động đất 4,7 độ Richter vừa qua đều không xảy ra tình trạng nứt gãy trở lại. Chính vì vậy, việc sữa chữa nhà hiện tại cần đặt yếu tố này lên hàng đầu chứ không đơn giản chỉ là trám, trét lại những vết nứt cũ. Huyện đã cho tạm dừng hai công trình công cộng đang xây dựng trên địa bàn để bổ sung thêm thiết kế kháng chấn nhằm đảm bảo bền vững về lâu dài.
Tại buổi làm việc, ông Phong cũng kiến nghị với đoàn khảo sát, khi tiến hành sữa chữa nhà cho dân thì cần phải cẩn thận, bởi đây là việc làm liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người dân.
Sau khi nghe ý kiến của chính quyền địa phương, tiến sỹ Bùi Trung Dung - Phó Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng khẳng định, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã chỉ đạo phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người dân trong vùng động đất.
Theo ông Dung, có nhiều biện pháp kháng chấn cho các công trình công cộng và nhà ở. Một số biện pháp đơn giản như yêu cầu người dân tháo độ cao nhất định, ví dụ như bức tường cao 4m thì tháo 1m4-1m6 rồi đổ giằng bêtông cốt thép ngang để khi tường bị lắc ngang, giằng này sẽ chịu lực tốt hơn hoặc neo sà gồ lại, để khi có rung chấn mạnh sẽ không bị đổ...
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, mục tiêu hàng đầu vẫn là đảm bảo an toàn cho dân. Những nhà đã xây dựng sẽ được các chuyên gia chuyên ngành kết cấu giúp tư vấn kỹ thuật. Sở Xây dựng Quảng Nam với tư cách quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm tính chi phí kháng chấn cho từng loại nhà. Nếu đối tượng hỗ trợ nằm trong chương trình 167 sẽ lấy ngân sách Trung ương, nếu không sẽ phải tìm nguồn khác như đề nghị EVN hỗ trợ hoặc từ các quỹ xã hội... không phân biệt giàu, nghèo.
Ngay sau buổi làm việc với chính quyền huyện Bắc Trà My, đoàn khảo sát đã kiểm tra thực tế mức độ hư hỏng của một số công trình nhà ở tại xã Trà Tân.
Trong những ngày tới, đoàn tiếp tục tiến hành khảo sát ở các xã bị ảnh hưởng nặng bởi động đất, qua đó, sẽ nhanh chóng tiến hành hướng dẫn khắc phục sự cố, tăng độ kháng chấn cho những công trình này./.
Hứa Chung (TTXVN)