Sáng 9/10, Rạp Đại Nam, tại số 89 phố Huế (Hà Nội), đã được khánh thành và gắn biển công trình 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Rạp đi vào hoạt động sẽ góp phần hoàn thiện quy hoạch kiến trúc trung tâm thành phố, đồng thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân Thủ đô.
Rạp Đại Nam được xây dựng từ năm 1952, đến năm 1965 được bàn giao cho Đoàn chèo Hà Nội (nay là Nhà hát chèo Hà Nội) quản lý trên cơ sở sáp nhập Đoàn chèo II Trung ương và chèo Kim Lan ở Hà Nội.
Trong thời gian 30 năm (1965-1995) quản lý và sử dụng, Ðoàn chèo Hà Nội đã dàn dựng công diễn gần trăm vở diễn, với hàng chục nghìn buổi diễn phục vụ cho hàng trăm nghìn lượt người xem ở rạp Ðại Nam.
Đến năm 1995, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho phép liên doanh với nước ngoài xây dựng lại rạp Ðại Nam thành địa điểm văn hóa đa chức năng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, rạp bị xuống cấp nghiêm trọng, rồi trở thành nơi trông giữ xe máy.
Tháng 5/2009, dự án xây mới rạp Đại Nam chính thức khởi công, với tổng mức đầu tư gần 96 tỷ đồng. Đến nay, toàn bộ công trình đã hoàn thành với quy mô năm tầng nổi và hai tầng hầm, trong đó phòng biểu diễn đa năng 409 chỗ, khu dịch vụ đa năng, sảnh đón tiếp kết hợp trưng bày, triển lãm, khu kỹ thuật phụ trợ.
Rạp Đại Nam được bàn giao cho Nhà hát Chèo Hà Nội tiếp tục quản lý và khai thác sử dụng./.
Rạp đi vào hoạt động sẽ góp phần hoàn thiện quy hoạch kiến trúc trung tâm thành phố, đồng thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân Thủ đô.
Rạp Đại Nam được xây dựng từ năm 1952, đến năm 1965 được bàn giao cho Đoàn chèo Hà Nội (nay là Nhà hát chèo Hà Nội) quản lý trên cơ sở sáp nhập Đoàn chèo II Trung ương và chèo Kim Lan ở Hà Nội.
Trong thời gian 30 năm (1965-1995) quản lý và sử dụng, Ðoàn chèo Hà Nội đã dàn dựng công diễn gần trăm vở diễn, với hàng chục nghìn buổi diễn phục vụ cho hàng trăm nghìn lượt người xem ở rạp Ðại Nam.
Đến năm 1995, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho phép liên doanh với nước ngoài xây dựng lại rạp Ðại Nam thành địa điểm văn hóa đa chức năng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, rạp bị xuống cấp nghiêm trọng, rồi trở thành nơi trông giữ xe máy.
Tháng 5/2009, dự án xây mới rạp Đại Nam chính thức khởi công, với tổng mức đầu tư gần 96 tỷ đồng. Đến nay, toàn bộ công trình đã hoàn thành với quy mô năm tầng nổi và hai tầng hầm, trong đó phòng biểu diễn đa năng 409 chỗ, khu dịch vụ đa năng, sảnh đón tiếp kết hợp trưng bày, triển lãm, khu kỹ thuật phụ trợ.
Rạp Đại Nam được bàn giao cho Nhà hát Chèo Hà Nội tiếp tục quản lý và khai thác sử dụng./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)