Ngày 30/6, Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) đã khánh thành đưa vào sử dụng dự án đầu tư nhà máy sản xuất cọc vách nhựa uPVC chống giảm ngập lụt và sản xuất khuôn mẫu cơ khí chính xác.
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất cọc vách nhựa uPVC do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên CNS Thạnh Phát thực hiện có tổng mức đầu tư gần 288 tỷ đồng.
Mục tiêu dự án là xây dựng một dây chuyền thiết bị máy móc sản xuất cọc vách nhựa uPVC, xây dựng nên hệ thống bờ bao bền vững, có tuổi thọ ít nhất 50 năm, thay thế cho các bờ bao bằng đất đắp cừ tràm, bêtông tường xây; đảm bảo phòng, chống triều cường, sạt lở, chống ngập úng dọc các sông, kênh rạch của thành phố.
Thời gian thực hiện từ tháng 7/2010-3/2013, trong đó giai đoạn 1 từ tháng 4/2011-3/2012, giai đoạn 2 từ quý I/2012-quý II/2013. Năng suất nhà máy đạt 550kg sản phẩm/giờ (tương đương xây dựng một bờ bao dài 50km/năm).
Dự án nhà máy sản xuất cơ khí chính xác do Công ty trách nhiệm hữu hạn CNS Amura Precision thực hiện với tổng vốn gần 182 tỷ đồng.
Dự án đầu tư máy móc thiết bị công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại như máy phay CNC, máy EDM CNC, máy cắt dây CNC, máy mài phẳng, hệ thống nhiệt luyện điều khiển số…
Thời gian thực hiện từ 7/2010-3/2014 trong đó, giai đoạn 1 (tháng 7/2011-3/2012) sản xuất hàng năm khoảng 250 bộ khuôn mẫu các loại, đặc biệt các loại khuôn có yêu cầu kỹ thuật phức tạp và độ chính xác cao; giai đoạn 2 (tháng 9/2012-3/2014), dự án sẽ được đầu tư mở rộng công suất máy móc thiết bị, tăng sản lượng sản xuất khuôn các loại từ 500-1.000 bộ khuôn/năm.
Ông Vũ Đức Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn cho biết: Chống ngập là một trong 6 chương trình đột phá mà Nghị quyết Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX đề ra. Trên cơ sở đó, CNS được chọn thực hiện chương trình này. CNS đã sử dụng công nghệ đóng cọc vách nhựa uPVC để ngăn chặn sạt lở, triều cường, vỡ bao bờ, ngập úng.
Đây là mô hình được nhiều nước tiên tiến áp dụng nhờ tính ưu việt là thời gian thi công nhanh, có thể thi công dễ dàng trong mọi điều kiện thời tiết, trong nhiều địa hình, nhựa uPVC có độ bền trên 50 năm, ngăn chặn hiệu quả dòng nước thấm qua bờ làm phá hỏng công trình, nhựa uPVC nhẹ, dễ vận chuyển, không tốn chi phí duy tu gia cố như các phường pháp truyền thống.
Sắp tới, sản phẩm này không chỉ phục vụ cho Thành phố Hồ Chí Minh mà còn cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng ngập lũ.
Trong khi đó, dự án sản xuất cơ khí chính xác thuộc nằm trong chủ trương của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh là tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ cao cao (cơ khí, điện tử, hóa dược, chế biến tinh lương thực).
Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu khoảng 7-8 tỷ USD thiết bị cơ khí, nhu cầu hết sức lớn. Việc phát triển cơ khí khuôn mẫu là mắt xích quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp của cả nước. Dự án này được CNS hợp tác với Công ty trách nhiệm hữu hạn CNS Amura Precision, sử dụng các thiết bị CNC mới 100% như máy trung tâm gia công đứng CNC, máy phóng điện CNC, máy cắt dây CNC và những thiết bị phụ trợ sản xuất…/.
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất cọc vách nhựa uPVC do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên CNS Thạnh Phát thực hiện có tổng mức đầu tư gần 288 tỷ đồng.
Mục tiêu dự án là xây dựng một dây chuyền thiết bị máy móc sản xuất cọc vách nhựa uPVC, xây dựng nên hệ thống bờ bao bền vững, có tuổi thọ ít nhất 50 năm, thay thế cho các bờ bao bằng đất đắp cừ tràm, bêtông tường xây; đảm bảo phòng, chống triều cường, sạt lở, chống ngập úng dọc các sông, kênh rạch của thành phố.
Thời gian thực hiện từ tháng 7/2010-3/2013, trong đó giai đoạn 1 từ tháng 4/2011-3/2012, giai đoạn 2 từ quý I/2012-quý II/2013. Năng suất nhà máy đạt 550kg sản phẩm/giờ (tương đương xây dựng một bờ bao dài 50km/năm).
Dự án nhà máy sản xuất cơ khí chính xác do Công ty trách nhiệm hữu hạn CNS Amura Precision thực hiện với tổng vốn gần 182 tỷ đồng.
Dự án đầu tư máy móc thiết bị công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại như máy phay CNC, máy EDM CNC, máy cắt dây CNC, máy mài phẳng, hệ thống nhiệt luyện điều khiển số…
Thời gian thực hiện từ 7/2010-3/2014 trong đó, giai đoạn 1 (tháng 7/2011-3/2012) sản xuất hàng năm khoảng 250 bộ khuôn mẫu các loại, đặc biệt các loại khuôn có yêu cầu kỹ thuật phức tạp và độ chính xác cao; giai đoạn 2 (tháng 9/2012-3/2014), dự án sẽ được đầu tư mở rộng công suất máy móc thiết bị, tăng sản lượng sản xuất khuôn các loại từ 500-1.000 bộ khuôn/năm.
Ông Vũ Đức Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn cho biết: Chống ngập là một trong 6 chương trình đột phá mà Nghị quyết Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX đề ra. Trên cơ sở đó, CNS được chọn thực hiện chương trình này. CNS đã sử dụng công nghệ đóng cọc vách nhựa uPVC để ngăn chặn sạt lở, triều cường, vỡ bao bờ, ngập úng.
Đây là mô hình được nhiều nước tiên tiến áp dụng nhờ tính ưu việt là thời gian thi công nhanh, có thể thi công dễ dàng trong mọi điều kiện thời tiết, trong nhiều địa hình, nhựa uPVC có độ bền trên 50 năm, ngăn chặn hiệu quả dòng nước thấm qua bờ làm phá hỏng công trình, nhựa uPVC nhẹ, dễ vận chuyển, không tốn chi phí duy tu gia cố như các phường pháp truyền thống.
Sắp tới, sản phẩm này không chỉ phục vụ cho Thành phố Hồ Chí Minh mà còn cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng ngập lũ.
Trong khi đó, dự án sản xuất cơ khí chính xác thuộc nằm trong chủ trương của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh là tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ cao cao (cơ khí, điện tử, hóa dược, chế biến tinh lương thực).
Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu khoảng 7-8 tỷ USD thiết bị cơ khí, nhu cầu hết sức lớn. Việc phát triển cơ khí khuôn mẫu là mắt xích quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp của cả nước. Dự án này được CNS hợp tác với Công ty trách nhiệm hữu hạn CNS Amura Precision, sử dụng các thiết bị CNC mới 100% như máy trung tâm gia công đứng CNC, máy phóng điện CNC, máy cắt dây CNC và những thiết bị phụ trợ sản xuất…/.
Trần Xuân Tình (TTXVN)