Ngày 9/6, tại khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang phối hợp cùng chính quyền tỉnh Kandal (Vương quốc Campuchia) tổ chức lễ khánh thành cột mốc biên giới 241 (mốc cửa khẩu quốc tế Sông Tiền-Kaomsamno).
Tổng diện tích cột mốc và thân mốc là 3.600m2. Thân mốc được xây dựng bằng đá granit nguyên khối tự nhiên liền khối, được sản xuất tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo mẫu đã được chính phủ hai nước thỏa thuận, cùng với một số hạng mục công trình như hệ thống điện, bờ kè và hệ thống cây xanh...
Cột mốc 241 nằm ở cửa khẩu quốc tế sông Tiền, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Đây cũng là cột mốc khởi đầu đoạn biên giới giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kandal.
Cặp cửa khẩu quốc tế Sông Tiền-Kaomsamno được đánh giá là năng động và tăng trưởng cao nhất so với các cặp cửa khẩu khác thuộc tuyến biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.
Hàng năm kim ngạch xuất khẩu qua các cặp cửa khẩu này của An Giang chiếm gần 75% kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu thuộc tỉnh An Giang và chiếm 65% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam-Campuchia.
Ông Vương Bình Thạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng ban chỉ đạo phân giới cắm mốc tỉnh An Giang cho biết đường biên giới Việt Nam-Campuchia giữa tỉnh An Giang và hai tỉnh Kandal, Tàkeo dài khoảng 97km, có 46 vị trí mốc, số hiệu từ 241 đến 286.
Riêng đoạn biên giới giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kandal có chiều dài gần 40km, có 13 vị trí mốc, số hiệu từ 241 đến 253.
Việc phân giới cắm mốc tuyến biên giới giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kandal đã và đang được các cấp, các ngành hai bên khẩn trương thực hiện. Tuy nhiên, tiến độ phân giới cắm mốc còn chậm, chưa đạt kế hoạch do Ủy ban Liên hợp về phân giới cắm mốc hai chính phủ đề ra.
Hiện nay, hai bên đã xác định được 15 vị trí mốc, gồm 14 vị trí mốc thuộc đoạn biên giới giữa tỉnh An Giang và tỉnh TaKeo và vị trí mốc 241, thuộc đoạn biên giới giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kandal./.
Tổng diện tích cột mốc và thân mốc là 3.600m2. Thân mốc được xây dựng bằng đá granit nguyên khối tự nhiên liền khối, được sản xuất tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo mẫu đã được chính phủ hai nước thỏa thuận, cùng với một số hạng mục công trình như hệ thống điện, bờ kè và hệ thống cây xanh...
Cột mốc 241 nằm ở cửa khẩu quốc tế sông Tiền, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Đây cũng là cột mốc khởi đầu đoạn biên giới giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kandal.
Cặp cửa khẩu quốc tế Sông Tiền-Kaomsamno được đánh giá là năng động và tăng trưởng cao nhất so với các cặp cửa khẩu khác thuộc tuyến biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.
Hàng năm kim ngạch xuất khẩu qua các cặp cửa khẩu này của An Giang chiếm gần 75% kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu thuộc tỉnh An Giang và chiếm 65% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam-Campuchia.
Ông Vương Bình Thạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng ban chỉ đạo phân giới cắm mốc tỉnh An Giang cho biết đường biên giới Việt Nam-Campuchia giữa tỉnh An Giang và hai tỉnh Kandal, Tàkeo dài khoảng 97km, có 46 vị trí mốc, số hiệu từ 241 đến 286.
Riêng đoạn biên giới giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kandal có chiều dài gần 40km, có 13 vị trí mốc, số hiệu từ 241 đến 253.
Việc phân giới cắm mốc tuyến biên giới giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kandal đã và đang được các cấp, các ngành hai bên khẩn trương thực hiện. Tuy nhiên, tiến độ phân giới cắm mốc còn chậm, chưa đạt kế hoạch do Ủy ban Liên hợp về phân giới cắm mốc hai chính phủ đề ra.
Hiện nay, hai bên đã xác định được 15 vị trí mốc, gồm 14 vị trí mốc thuộc đoạn biên giới giữa tỉnh An Giang và tỉnh TaKeo và vị trí mốc 241, thuộc đoạn biên giới giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kandal./.
Vương Thoại Trung (TTXVN/Vietnam+)