Sáng 27/11, tại xã Xuân Mỹ (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa), Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức khánh thành Công trình đầu mối thủy lợi-thủy điện Cửa Đạt.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Hồ chứa nước Cửa Đạt là một trong những công trình thủy lợi-thủy điện lớn nhất cả nước, nằm ở vùng sông Chu (địa phận xã Xuân Mỹ), cách đập Bái Thượng khoảng 17km về phía thượng lưu.
Dự án hồ chứa nước Cửa Đạt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư, tổ hợp nhà thầu thi công là các đơn vị xây dựng có uy tín, gồm VINACONEX, Tập đoàn Sông Đà, Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4, Tổng Công ty Cơ điện - Xây dựng và Thủy lợi. VINACONEX được Chính phủ giao trọng trách tổng thầu công trình.
Với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, dự án bao gồm hai phần thủy lợi và thủy điện có chức năng lưỡng dụng. Hồ chứa nước Cửa Đạt có dung tích gần 1,5 tỷ m3, có nhiệm vụ cắt giảm lũ cho vùng hạ du với tần suất P = 1%, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu cho trên 86.000ha đất nông nghiệp, cũng như nhu cầu nước cho công nghiệp và sinh hoạt.
Hồ chứa này còn có nhiệm vụ giúp đẩy mặn cho vùng hạ lưu sông Chu và kết hợp phát điện với công suất 97 MW, bổ sung nguồn cung cho lưới điện quốc gia trung bình khoảng 430 triệu KWh mỗi năm…
Nhà máy Thủy điện Cửa Đạt được xây dựng phù hợp với "Quy hoạch phát triển ngành Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét triển vọng đến năm 2020.”
Theo tính toán, mỗi năm Công trình đầu mối thủy lợi-thủy điện Cửa Đạt đem lại hiệu quả kinh tế từ lợi ích tưới tiêu khoảng 407,438 tỷ đồng, lợi ích chống lũ ước 430 tỷ đồng và 254,12 tỷ đồng từ phát điện thương mại.
Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VINACONEX cho biết các đơn vị thi công đã rất nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để sớm hoàn thành và đưa Công trình đầu mối thủy lợi-thủy điện Cửa Đạt vào phát huy hiệu quả.
Dự án gồm nhiều hạng mục quan trọng với khối lượng công việc đồ sộ đã được khẩn trương triển khai thực hiện trong gần sáu năm qua, gồm đập chính là đập đá đổ bêtông bản mặt với chiều dài 740m, cao 103m, rộng đỉnh đập15m (là đập lớn nhất Đông Nam Á), cụm công trình xả lũ, năng lượng, lấy nước cung cấp cho Nam sông Chu, các đập phụ, công trình lấy nước Dốc Cáy cung cấp nước tưới nước và các nhu cầu khác cho vùng Bắc sông Chu cùng Nam sông Mã.
Đặc biệt, công trình Nhà máy thủy điện Cửa Đạt do Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Năng lượng VINACONEX (Vinaconex P&C) làm chủ đầu tư theo hình thức B.O (Xây dựng-Kinh doanh) có tổng mức đầu tư lên tới 1.600 tỷ đồng đã đưa hai tổ máy của nhà máy phát điện thương mại và hòa lưới Quốc gia vào đầu tháng 5/2010, sớm hơn dự kiến hai tháng.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng đánh giá cao những đóng góp của Tổng thầu VINACONEX trong điều hành, quản lý, đấu nối các mối quan hệ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh về thiết kế, dự toán... để đưa công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ.
Đặc biệt, VIINACONEX vừa đảm nhận vai trò quản lý, điều hành công tác thi công của các nhà thầu thành viên, đồng thời trực tiếp thi công một số hạng mục chính và khó khăn nhất của dự án, đó là tràn xả lũ và khu đập Dốc Cáy. Đây là những hạng mục được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng ghi nhận và đánh giá cao.
Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Ninh nhấn mạnh, xã Xuân Mỹ là một trong những địa bàn khó khăn của tỉnh. Vì vậy, công trình này rất có ý nghĩa đối với công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa, cũng như khu vực miền Trung, là đòn bẩy nâng cao dân trí, phát triển văn hóa vùng sâu, vùng xa.
Nhân dịp này, năm cá nhân và đơn vị tham gia thi công Công trình đầu mối thủy lợi-thủy điện Cửa Đạt đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 10 cá nhân và tập thể được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng ngày, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã khởi công hợp phần hệ thống kênh Bắc (Bắc sông Chu-Nam sông Mã), một công trình sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho Công trình đầu mối thủy lợi-thủy điện Cửa Đạt.
Hệ thống kênh Bắc dài gần 100km, đảm bảo chủ động tưới tự chảy cho khoảng 32.000ha đất nông nghiệp tại vùng Bắc sông Chu-Nam sông Mã (thay thế hơn 100 trạm bơm lớn, nhỏ dọc sông Chu, sông Mã, sông Cầu Chày).
Tổng mức đầu tư xây dựng hệ thống kênh khoảng 4.000 tỷ đồng, trong đó 2/3 là vốn trái phiêu Chính phủ, còn lại là vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)./.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Hồ chứa nước Cửa Đạt là một trong những công trình thủy lợi-thủy điện lớn nhất cả nước, nằm ở vùng sông Chu (địa phận xã Xuân Mỹ), cách đập Bái Thượng khoảng 17km về phía thượng lưu.
Dự án hồ chứa nước Cửa Đạt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư, tổ hợp nhà thầu thi công là các đơn vị xây dựng có uy tín, gồm VINACONEX, Tập đoàn Sông Đà, Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4, Tổng Công ty Cơ điện - Xây dựng và Thủy lợi. VINACONEX được Chính phủ giao trọng trách tổng thầu công trình.
Với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, dự án bao gồm hai phần thủy lợi và thủy điện có chức năng lưỡng dụng. Hồ chứa nước Cửa Đạt có dung tích gần 1,5 tỷ m3, có nhiệm vụ cắt giảm lũ cho vùng hạ du với tần suất P = 1%, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu cho trên 86.000ha đất nông nghiệp, cũng như nhu cầu nước cho công nghiệp và sinh hoạt.
Hồ chứa này còn có nhiệm vụ giúp đẩy mặn cho vùng hạ lưu sông Chu và kết hợp phát điện với công suất 97 MW, bổ sung nguồn cung cho lưới điện quốc gia trung bình khoảng 430 triệu KWh mỗi năm…
Nhà máy Thủy điện Cửa Đạt được xây dựng phù hợp với "Quy hoạch phát triển ngành Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét triển vọng đến năm 2020.”
Theo tính toán, mỗi năm Công trình đầu mối thủy lợi-thủy điện Cửa Đạt đem lại hiệu quả kinh tế từ lợi ích tưới tiêu khoảng 407,438 tỷ đồng, lợi ích chống lũ ước 430 tỷ đồng và 254,12 tỷ đồng từ phát điện thương mại.
Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VINACONEX cho biết các đơn vị thi công đã rất nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để sớm hoàn thành và đưa Công trình đầu mối thủy lợi-thủy điện Cửa Đạt vào phát huy hiệu quả.
Dự án gồm nhiều hạng mục quan trọng với khối lượng công việc đồ sộ đã được khẩn trương triển khai thực hiện trong gần sáu năm qua, gồm đập chính là đập đá đổ bêtông bản mặt với chiều dài 740m, cao 103m, rộng đỉnh đập15m (là đập lớn nhất Đông Nam Á), cụm công trình xả lũ, năng lượng, lấy nước cung cấp cho Nam sông Chu, các đập phụ, công trình lấy nước Dốc Cáy cung cấp nước tưới nước và các nhu cầu khác cho vùng Bắc sông Chu cùng Nam sông Mã.
Đặc biệt, công trình Nhà máy thủy điện Cửa Đạt do Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Năng lượng VINACONEX (Vinaconex P&C) làm chủ đầu tư theo hình thức B.O (Xây dựng-Kinh doanh) có tổng mức đầu tư lên tới 1.600 tỷ đồng đã đưa hai tổ máy của nhà máy phát điện thương mại và hòa lưới Quốc gia vào đầu tháng 5/2010, sớm hơn dự kiến hai tháng.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng đánh giá cao những đóng góp của Tổng thầu VINACONEX trong điều hành, quản lý, đấu nối các mối quan hệ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh về thiết kế, dự toán... để đưa công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ.
Đặc biệt, VIINACONEX vừa đảm nhận vai trò quản lý, điều hành công tác thi công của các nhà thầu thành viên, đồng thời trực tiếp thi công một số hạng mục chính và khó khăn nhất của dự án, đó là tràn xả lũ và khu đập Dốc Cáy. Đây là những hạng mục được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng ghi nhận và đánh giá cao.
Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Ninh nhấn mạnh, xã Xuân Mỹ là một trong những địa bàn khó khăn của tỉnh. Vì vậy, công trình này rất có ý nghĩa đối với công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa, cũng như khu vực miền Trung, là đòn bẩy nâng cao dân trí, phát triển văn hóa vùng sâu, vùng xa.
Nhân dịp này, năm cá nhân và đơn vị tham gia thi công Công trình đầu mối thủy lợi-thủy điện Cửa Đạt đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 10 cá nhân và tập thể được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng ngày, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã khởi công hợp phần hệ thống kênh Bắc (Bắc sông Chu-Nam sông Mã), một công trình sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho Công trình đầu mối thủy lợi-thủy điện Cửa Đạt.
Hệ thống kênh Bắc dài gần 100km, đảm bảo chủ động tưới tự chảy cho khoảng 32.000ha đất nông nghiệp tại vùng Bắc sông Chu-Nam sông Mã (thay thế hơn 100 trạm bơm lớn, nhỏ dọc sông Chu, sông Mã, sông Cầu Chày).
Tổng mức đầu tư xây dựng hệ thống kênh khoảng 4.000 tỷ đồng, trong đó 2/3 là vốn trái phiêu Chính phủ, còn lại là vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)