Chào mừng kỷ niệm 67 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 31/8, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng cầu đường bộ Bạch Hổ qua sông Hương, trước thời hạn bốn tháng so với kế hoạch.
Đây là cây cầu thứ năm, và là cầu đường bộ hiện đại nhất tính đến thời điểm hiện tại bắc qua sông Hương.
Được khởi công xây dựng từ tháng 12/2009, cầu đường bộ Bạch Hổ qua sông Hương có tổng mức đầu tư là 730,284 tỷ đồng, cầu rộng 24,5m. Cầu có hai mố và 11 trụ, chiều dài toàn cầu tính đến đuôi mố là 542,5m, trên cầu còn có sáu Vọng lâu, tạo thành điểm dừng chân để nhìn ngắm sông Hương.
Từ mố M0 đến trụ T5 của cầu do Công ty Cổ phần Công trình Đường sắt thi công; phần còn lại do Công ty Cầu 1 Thăng Long thi công đã hoàn thành phần hạ bộ (từ trụ T6 đến T11, và mố M12).
Trong quá trình thi công, các đơn vị đã khắc phục các khó khăn do thời tiết, thiên tai, lũ lụt để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Đáng chú ý, Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cầu 1 Thăng Long đã áp dụng công nghệ khoan Leffer, một công nghệ tiên tiến nhất hiện nay để thi công do địa chất dưới đáy sông Hương rất phức tạp, trong đó, việc thi công trụ T11 gặp đá cuội loại lớn gây trở ngại cho việc khoan trụ.
Mặt khác, tỉnh Thừa Thiên - Huế tích cực trong việc tổ chức giải tỏa 180 hộ dân trong vùng, bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công mở rộng đường hai đầu cầu, gồm: đường Bùi Thị Xuân, đoạn từ cầu Ga đến cầu Lòn nâng cấp và mở rộng lên 24m; đường Tôn Thất Tùng nâng cấp mở rộng thành 18,5m.../.
Đây là cây cầu thứ năm, và là cầu đường bộ hiện đại nhất tính đến thời điểm hiện tại bắc qua sông Hương.
Được khởi công xây dựng từ tháng 12/2009, cầu đường bộ Bạch Hổ qua sông Hương có tổng mức đầu tư là 730,284 tỷ đồng, cầu rộng 24,5m. Cầu có hai mố và 11 trụ, chiều dài toàn cầu tính đến đuôi mố là 542,5m, trên cầu còn có sáu Vọng lâu, tạo thành điểm dừng chân để nhìn ngắm sông Hương.
Từ mố M0 đến trụ T5 của cầu do Công ty Cổ phần Công trình Đường sắt thi công; phần còn lại do Công ty Cầu 1 Thăng Long thi công đã hoàn thành phần hạ bộ (từ trụ T6 đến T11, và mố M12).
Trong quá trình thi công, các đơn vị đã khắc phục các khó khăn do thời tiết, thiên tai, lũ lụt để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Đáng chú ý, Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cầu 1 Thăng Long đã áp dụng công nghệ khoan Leffer, một công nghệ tiên tiến nhất hiện nay để thi công do địa chất dưới đáy sông Hương rất phức tạp, trong đó, việc thi công trụ T11 gặp đá cuội loại lớn gây trở ngại cho việc khoan trụ.
Mặt khác, tỉnh Thừa Thiên - Huế tích cực trong việc tổ chức giải tỏa 180 hộ dân trong vùng, bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công mở rộng đường hai đầu cầu, gồm: đường Bùi Thị Xuân, đoạn từ cầu Ga đến cầu Lòn nâng cấp và mở rộng lên 24m; đường Tôn Thất Tùng nâng cấp mở rộng thành 18,5m.../.
Quốc Việt (TTXVN)