Ngày 19/12, tại cuộc họp Ban chỉ đạo thí điểm khai thác, chế biến xuất khẩu cá nóc của tỉnh Khánh Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, việc xuất khẩu cá nóc ở địa phương này bước đầu đã thu lại hiệu quả cao.
Ngư dân đã tận dụng được nguồn lợi cá nóc, có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng/tấn từ loại cá này.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc đảm bảo vệ sinh thực phẩm của tỉnh Khánh Hòa được thực hiện từ cuối năm 2010.
Doanh nghiệp tư nhân Phước Thọ (ở Khánh Hòa) đứng ra thu mua và tiêu thụ với các đối tác Hàn Quốc. Đề án nhằm giúp ngư dân tận dụng được nguồn lợi thủy sản, có thêm thu nhập từ cá nóc thay vì tiêu hủy hoặc sử dụng thiếu thận trọng có thể gây hậu quả đáng tiếc.
Trước kia, cá nóc chỉ dùng làm thức ăn gia súc với giá 2.000-3.000 đồng/kg, nay giá đã tăng gấp 5-7 lần. Mỗi kg cá nóc loài Gloverni (cá nóc xanh) ngư dân thu từ 10-15 triệu đồng/tấn, loài Inemis (cá nóc vàng) 20-25 triệu đồng/tấn, loài Wheeleri (cá nóc bạc) 25-30 triệu đồng/tấn.
Đối với nội tạng cá nóc bị loại bỏ sau chế biến, doanh nghiệp thu gom và cung cấp toàn bộ cho Viện Khoa học hình sự để điều chế thuốc cai nghiện.
Theo Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh, việc cá nóc Việt Nam được thị trường Hàn Quốc chấp nhận đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tạo cơ hội cho ngư dân tăng thu nhập, tránh lãng phí tài nguyên.
Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ kiến nghị cơ quan Trung ương cho phép tiếp tục khai thác, chế biến cá nóc ở Khánh Hòa giai đoạn 2013-2015./.
Ngư dân đã tận dụng được nguồn lợi cá nóc, có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng/tấn từ loại cá này.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc đảm bảo vệ sinh thực phẩm của tỉnh Khánh Hòa được thực hiện từ cuối năm 2010.
Doanh nghiệp tư nhân Phước Thọ (ở Khánh Hòa) đứng ra thu mua và tiêu thụ với các đối tác Hàn Quốc. Đề án nhằm giúp ngư dân tận dụng được nguồn lợi thủy sản, có thêm thu nhập từ cá nóc thay vì tiêu hủy hoặc sử dụng thiếu thận trọng có thể gây hậu quả đáng tiếc.
Trước kia, cá nóc chỉ dùng làm thức ăn gia súc với giá 2.000-3.000 đồng/kg, nay giá đã tăng gấp 5-7 lần. Mỗi kg cá nóc loài Gloverni (cá nóc xanh) ngư dân thu từ 10-15 triệu đồng/tấn, loài Inemis (cá nóc vàng) 20-25 triệu đồng/tấn, loài Wheeleri (cá nóc bạc) 25-30 triệu đồng/tấn.
Đối với nội tạng cá nóc bị loại bỏ sau chế biến, doanh nghiệp thu gom và cung cấp toàn bộ cho Viện Khoa học hình sự để điều chế thuốc cai nghiện.
Theo Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh, việc cá nóc Việt Nam được thị trường Hàn Quốc chấp nhận đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tạo cơ hội cho ngư dân tăng thu nhập, tránh lãng phí tài nguyên.
Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ kiến nghị cơ quan Trung ương cho phép tiếp tục khai thác, chế biến cá nóc ở Khánh Hòa giai đoạn 2013-2015./.
Quang Đức (TTXVN)