Ngày 28-12, tại Thư viện tỉnh Khánh Hòa, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Khánh Hòa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học và Báo cáo kết quả khai quật di chỉ Vĩnh Yên (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa).
Sau hơn 3 năm phát hiện khảo sát và nghiên cứu, đoàn khảo cổ kết luận sợ bộ Vĩnh Yên là một di chỉ cư trú-mộ táng có niên đại cách đây 2.500-2.000 năm; ở đây đã xuất hiện nghề thủ công chế tác đồ đá, đúc kim loại và làm đồ gốm.
Với việc di chỉ Vĩnh Yên có sưu tập di tích, di vật khá tương đồng với những di tích, di vật đã được khai quật nghiên cứu ở các di chỉ thuộc văn hóa Xóm Cồn (Xóm Cồn, Văn Tứ Đông, Bình Ba, Bích Đầm…), đồng thời cũng đã xuất hiện những yếu tố văn hóa đã thấy ở Hòa Diêm.
Các nhà nghiên cứu nhận định, rất có thể Vĩnh Yên chính là cầu nối của tuyến phát triển từ văn hóa xóm Cồn đến Hòa Diêm.
Hiện vật khảo cổ ở Vĩnh Yên đã cho thấy người cổ Vĩnh Yên không chỉ sống đóng kín ở vùng bán đảo cực Đông của Tổ quốc mà đã có mối giao lưu văn hóa với các văn hóa vùng hạ lưu sông Mekong, sông Đồng Nai, với các văn hóa vùng Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định.
Trước đó vào tháng 7/2006, di chỉ Vĩnh Yên được Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Khánh Hòa phát hiện và khảo sát. Tháng 7/2008, Bảo tàng Khánh Hòa phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật di chỉ Vĩnh Yên lần thứ nhất với diện tích 50m2. Kết quả khai quật đã ghi nhận vai trò và vị trí quan trọng của di chỉ Vĩnh Yên trong công tác nghiên cứu về giai đoạn tiền sơ sử Khánh Hòa và khu vực Nam Trung bộ.
Từ tháng 7-11/2009, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Bảo tàng Khánh Hòa khai quật di chỉ Vĩnh Yên với diện tích 2.200m2 (ước tính di chỉ rộng 10.000m2 nhưng phần lớn đã bị người dân dùng làm nghĩa địa). Đợt khai quật di chỉ Vĩnh Yên lần này đã làm phát lộ nhiều di tích mộ táng với 6 mộ nồi vò, 17 mộ huyệt đất và các cụm phế tích sinh hoạt gồm các dải gốm, cụm gốm đá, cụm đá…
Bên cạnh đó, đoàn khai quật đã thu được hơn 2.000 hiện vật đá thuộc các nhóm công cụ lao động như rìu bôn đuôi nhọn, rìu tứ giác, hòn nghiền-hòn ghè, bàn mài, cưa đá, đồ trang sức, phác vật - phế vật. Ngoài ra, đoàn còn phát hiện có các hiện vật là đồ đồng, sắt, gốm (nồi vò, bát bồng…), xương và vỏ nhuyễn thể./.
Sau hơn 3 năm phát hiện khảo sát và nghiên cứu, đoàn khảo cổ kết luận sợ bộ Vĩnh Yên là một di chỉ cư trú-mộ táng có niên đại cách đây 2.500-2.000 năm; ở đây đã xuất hiện nghề thủ công chế tác đồ đá, đúc kim loại và làm đồ gốm.
Với việc di chỉ Vĩnh Yên có sưu tập di tích, di vật khá tương đồng với những di tích, di vật đã được khai quật nghiên cứu ở các di chỉ thuộc văn hóa Xóm Cồn (Xóm Cồn, Văn Tứ Đông, Bình Ba, Bích Đầm…), đồng thời cũng đã xuất hiện những yếu tố văn hóa đã thấy ở Hòa Diêm.
Các nhà nghiên cứu nhận định, rất có thể Vĩnh Yên chính là cầu nối của tuyến phát triển từ văn hóa xóm Cồn đến Hòa Diêm.
Hiện vật khảo cổ ở Vĩnh Yên đã cho thấy người cổ Vĩnh Yên không chỉ sống đóng kín ở vùng bán đảo cực Đông của Tổ quốc mà đã có mối giao lưu văn hóa với các văn hóa vùng hạ lưu sông Mekong, sông Đồng Nai, với các văn hóa vùng Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định.
Trước đó vào tháng 7/2006, di chỉ Vĩnh Yên được Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Khánh Hòa phát hiện và khảo sát. Tháng 7/2008, Bảo tàng Khánh Hòa phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật di chỉ Vĩnh Yên lần thứ nhất với diện tích 50m2. Kết quả khai quật đã ghi nhận vai trò và vị trí quan trọng của di chỉ Vĩnh Yên trong công tác nghiên cứu về giai đoạn tiền sơ sử Khánh Hòa và khu vực Nam Trung bộ.
Từ tháng 7-11/2009, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Bảo tàng Khánh Hòa khai quật di chỉ Vĩnh Yên với diện tích 2.200m2 (ước tính di chỉ rộng 10.000m2 nhưng phần lớn đã bị người dân dùng làm nghĩa địa). Đợt khai quật di chỉ Vĩnh Yên lần này đã làm phát lộ nhiều di tích mộ táng với 6 mộ nồi vò, 17 mộ huyệt đất và các cụm phế tích sinh hoạt gồm các dải gốm, cụm gốm đá, cụm đá…
Bên cạnh đó, đoàn khai quật đã thu được hơn 2.000 hiện vật đá thuộc các nhóm công cụ lao động như rìu bôn đuôi nhọn, rìu tứ giác, hòn nghiền-hòn ghè, bàn mài, cưa đá, đồ trang sức, phác vật - phế vật. Ngoài ra, đoàn còn phát hiện có các hiện vật là đồ đồng, sắt, gốm (nồi vò, bát bồng…), xương và vỏ nhuyễn thể./.
Quang Đức (Vietnam+)