Ngày 17/6, tại đảo Yến Hòn Nội, thuộc Vịnh Nha Trang, Công ty Yến sào Khánh Hòa tổ chức Lễ hội yến sào và tôn vinh, tri ân thủy tổ, thánh mẫu, các vị tiền bối nghề yến sào.
Các doanh nghiệp, thế hệ gia đình truyền thống làm yến sào trong cả nước đã tham dự lễ hội.
Các thế hệ làm nghề yến sào truyền thống đã ôn lại truyền thống lịch sử của nghề. Tại đền Thủy tổ nghề yến sào và đền thờ Thánh Mẫu Lê Thị Huyền Trâm, ban tổ chức đã tiến hành các nghi lễ dâng hương, hoa và tưởng nhớ công lao các bậc tiền bối của nghề.
Cách đây 685 năm, trong chuyến công cán vào phương Nam, Đề đốc nhà Trần Lê Văn Đạt đã phát hiện ra các đảo yến ở vùng biển phủ Bình Khang, nay là tỉnh Khánh Hòa. Nghề yến sào của Việt Nam ra đời từ đây và Đề đốc Lê Văn Đạt được suy tôn là thủy tổ của nghề yến Việt Nam.
Sau này, hậu duệ của Đề đốc Lê Văn Đạt là An phủ sứ Lê Văn Quang cùng con gái là Đại đô đốc Thủy quân Tây Sơn Lê Thị Huyền Trâm đã có công rất lớn trong việc bảo vệ, phát triển nghề yến sào.
Ngày 10/5/1793, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng các tướng sĩ thủy quân Tây Sơn đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ lãnh hải của đất nước. Để ghi nhớ công ơn của Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm, nhân dân đã suy tôn bà là đảo chủ Thánh Mẫu và lập miếu thờ trên đảo Yến Hòn Nội.
Cả nước hiện có 219 hang yến lớn nhỏ, phân bố ở các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên. Từ năm 2004, đề tài nghiên cứu khoa học “Công nghệ ấp nở và nuôi yến trong nhà” của Công ty Yến sào Khánh Hòa thành công đã tạo ra bước đột phá đáng kể cho việc phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.
Hiện nay, khu vực Nam Trung Bộ và miền Nam phát triển mạnh nghề nuôi chim yến trong nhà. Cả nước có khoảng 2.000 ngôi nhà nuôi chim yến, cho sản lượng khoảng hơn 1320kg/năm./.
Các doanh nghiệp, thế hệ gia đình truyền thống làm yến sào trong cả nước đã tham dự lễ hội.
Các thế hệ làm nghề yến sào truyền thống đã ôn lại truyền thống lịch sử của nghề. Tại đền Thủy tổ nghề yến sào và đền thờ Thánh Mẫu Lê Thị Huyền Trâm, ban tổ chức đã tiến hành các nghi lễ dâng hương, hoa và tưởng nhớ công lao các bậc tiền bối của nghề.
Cách đây 685 năm, trong chuyến công cán vào phương Nam, Đề đốc nhà Trần Lê Văn Đạt đã phát hiện ra các đảo yến ở vùng biển phủ Bình Khang, nay là tỉnh Khánh Hòa. Nghề yến sào của Việt Nam ra đời từ đây và Đề đốc Lê Văn Đạt được suy tôn là thủy tổ của nghề yến Việt Nam.
Sau này, hậu duệ của Đề đốc Lê Văn Đạt là An phủ sứ Lê Văn Quang cùng con gái là Đại đô đốc Thủy quân Tây Sơn Lê Thị Huyền Trâm đã có công rất lớn trong việc bảo vệ, phát triển nghề yến sào.
Ngày 10/5/1793, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng các tướng sĩ thủy quân Tây Sơn đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ lãnh hải của đất nước. Để ghi nhớ công ơn của Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm, nhân dân đã suy tôn bà là đảo chủ Thánh Mẫu và lập miếu thờ trên đảo Yến Hòn Nội.
Cả nước hiện có 219 hang yến lớn nhỏ, phân bố ở các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên. Từ năm 2004, đề tài nghiên cứu khoa học “Công nghệ ấp nở và nuôi yến trong nhà” của Công ty Yến sào Khánh Hòa thành công đã tạo ra bước đột phá đáng kể cho việc phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.
Hiện nay, khu vực Nam Trung Bộ và miền Nam phát triển mạnh nghề nuôi chim yến trong nhà. Cả nước có khoảng 2.000 ngôi nhà nuôi chim yến, cho sản lượng khoảng hơn 1320kg/năm./.
Nguyên Lý (TTXVN)