Khẳng định giá trị lý luận-thực tiễn của Đại hội lần thứ II của Đảng

Đại hội II là bài học sâu sắc về quan điểm kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II diễn ra từ ngày 11-19/2/1951, tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Kỷ niệm 70 năm Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951-2021), chiều 25/2, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học: “Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng-Giá trị lý luận và thực tiễn."

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng chủ trì hội thảo.

Phát biểu khai mạc, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng cho biết cách đây 70 năm, tại căn cứ địa Việt Bắc (Chiêm Hóa, Tuyên Quang), Ðảng Cộng sản Ðông Dương đã tổ chức Ðại hội đại biểu lần thứ II - một sự kiện chính trị to lớn, là dấu ấn đặc biệt nổi bật trong pho sử vàng của Đảng ta, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam với những quyết sách hệ trọng, sáng suốt: Đảng từ bí mật đã chuyển ra hoạt động công khai với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam.

Đại hội có nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, hoàn thiện lý luận về đường lối cách mạng Việt Nam, đã xác định đó là đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Với chủ trương đúng đắn và sáng tạo, Đại hội đã phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng giành độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm thực hiện Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, xây dựng tổ chức Đảng Lao động Việt Nam vững mạnh, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Đại hội đã thông qua Chính cương Đảng Lao động Việt Nam, xác định những vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam; nêu rõ hai nhiệm vụ chính trong những nhiệm vụ mới của Đảng là đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam.

Để hoàn thành nhiệm vụ đó, Chính cương đã đề ra những chính sách và biện pháp hệ trọng, cấp thiết như: đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang về mọi mặt; củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, phát huy tinh thần yêu nước và đẩy mạnh thi đua ái quốc; triệt để giảm tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất của thực dân và việt gian chia cho dân cày nghèo...

Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu khai mạc và Báo cáo đề dẫn Hội thảo tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

"Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, chúng ta càng thấu hiểu và nhận thức rõ, đây là những bài học vô cùng quý báu về sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, càng có tầm quan trọng và ý nghĩa sâu sắc hơn đối với việc đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới hiện nay, nhất là việc đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, đồng bộ, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng những yêu cầu mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc," giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Bí thư Đảng ủy xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) La Văn Thắng cho biết Tuyên Quang là vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hòa," là thủ đô Khu giải phóng, nơi Bác Hồ và Trung ương Đảng ở, làm việc, quyết định và lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

[Video] Đổi thay trên quê hương diễn ra Đại hội II của Đảng

Kháng chiến toàn quốc nổ ra, do có cơ sở cách mạng vững chắc, vị trí chiến lược quan trọng, giao thông liên lạc thuận tiện, bảo đảm an toàn bí mật, Tuyên Quang một lần nữa được Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các ban, bộ, ngành chọn làm căn cứ kháng chiến-an toàn khu để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang đã trở thành Thủ đô kháng chiến.

Với vị thế đó, tại Tuyên Quang đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam. Một trong nhiều sự kiện quan trọng đó là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, diễn ra tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Cuối năm 1950, để chuẩn bị cơ sở vật chất cho Đại hội, 300 cán bộ trường Nguyễn Ái Quốc, bộ đội và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã cùng chung sức xây dựng khu nhà Đại hội ở khu vực đồi Nà Loáng, trung tâm của thôn Phú An (nay là thôn Bó Củng).

Thôn Phú An được bao bọc bởi các dãy núi cao, bảo đảm cho khu vực Đại hội an toàn, bí mật; giữa thôn có dòng suối Cổ Linh chảy qua, rất thuận tiện trong sinh hoạt. Chỉ trong vòng 4 tháng, trên 30 ngôi nhà bằng gỗ, tre, nứa, lá cọ đã được xây dựng trên khu vực đồi Nà Loáng với kiến trúc giản tiện, trang nhã và đều được xây dựng dưới tán cây to, thực hiện đúng lời căn dặn của Bác Hồ: "Trên trời nhìn xuống không thấy gì, dưới đất bốn mặt nhìn vào cũng không thấy gì."

PGS,TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Việt Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tham luận tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Các đại biểu dự Hội thảo cho rằng Đại hội II in đậm dấu ấn rất đặc biệt trong pho sử vàng của Đảng ta, là đại hội của tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, của lòng quả cảm sắt son: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, với một khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do cho dân tộc: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ."

Đại hội II là bài học sâu sắc về quan điểm kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; kiên định giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội; nắm chắc quan điểm bảo đảm trên hết và trước hết lợi ích quốc gia-dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, mở rộng hợp tác quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ bối cảnh tình hình quốc tế và những chuyển biến của cách mạng Việt Nam những năm 1950 của thế kỷ 20, làm rõ những quyết định đúng đắn tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng nhằm đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội; khẳng định tầm vóc, giá trị lý luận và thực tiễn của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam./.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II diễn ra từ ngày 11-19/2/1951, tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đảng đã huy động được một lực lượng lớn dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến dịch Ðiện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
17h30 phút ngày 13/3/1954, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến-Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.” (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 20/7/1954, tại Geneva (Thụy Sĩ), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam. Ngay sau đó, Hiệp định đình chiến ở Lào và Campuchia cũng được ký kết. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu,” buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam, 20/7/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội từ các cửa ô tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 1/1/1955, hàng chục vạn nhân dân Hà Nội tổ chức míttinh và tuần hành mừng đón Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch trở về thủ đô sau gần 9 năm lên Việt Bắc lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp thắng lợi. (Ảnh: TTXVN)
Chiếc tàu Djiring chở quân Pháp rút lui khỏi bến Sáu Kho (Hải Phòng), ngày 13/5/1955, đánh dấu mốc lịch sử miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Cải cách ruộng đất hoàn thành thắng lợi vào năm 1957, vĩnh viễn thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến và xác lập chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Thắng lợi của cải cách ruộng đất là thắng lợi to lớn và căn bản, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc, đem lại niềm phấn khởi trong nông dân, có tác dụng rất lớn trong việc đẩy mạnh sản xuất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Cải cách ruộng đất hoàn thành thắng lợi vào năm 1957, vĩnh viễn thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến và xác lập chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Thắng lợi của cải cách ruộng đất là thắng lợi to lớn và căn bản, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc, đem lại niềm phấn khởi trong nông dân, có tác dụng rất lớn trong việc đẩy mạnh sản xuất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Khánh thành đường sắt Hà Nội-Nam Định ngày 31/12/1955. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Những lính Pháp cuối cùng lên tàu tại Đồ Sơn, rút khỏi Hải Phòng, ngày 15/5/1955, đánh dấu mốc lịch sử miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội và công nhân tham gia xây dựng lại cầu Việt Trì, năm 1956. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Cửa hàng mậu dịch phục vụ Tết Bính Thân 1956 tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên khán đài tại buổi míttinh mừng Quốc khánh 2/9/1956 ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Bác Hồ thăm cảng Hải Phòng, ngày 30/5/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Ngày 3/12/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp cuối năm của Hội đồng Chính phủ bàn việc tổng kết kế hoạch năm 1957 và kế hoạch 3 năm từ 1958-1960. (Ảnh: TTXVN)
Việt Trì là khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam, được khởi công xây dựng năm 1957, khánh thành năm 1962, bao gồm các nhà máy sản xuất giấy, chè, bột ngọt… (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và tham gia tát nước chống hạn cùng nông dân xã Đại Thanh, Hà Đông (nay là Hà Nội), ngày 12/1/1958. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đường dây trung áp 35KV đầu tiên tại miền Bắc: Hà Nội-Phố Nối (Hưng Yên) bắt đầu được nâng cấp, cải tạo theo hệ thống XHCN từ tháng 1/1958. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Trạm thu mua của hợp tác xã mua bán huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông vào tháng 12/1958. (Ảnh: Văn Khiêm/TTXVN)
Nông dân vùng Ninh Giang, tỉnh Hải Dương mang thóc đến bán cho Chính phủ vào tháng 11/1958. (Ảnh: Đức Như/TTXVN)
Công trình Đại thủy nông Bắc-Hưng-Hải được xây dựng từ cuối năm 1958, tổng chiều dài của hệ thống kênh chính là 200km, khánh thành năm 1959, mang lại hiệu quả lớn trong sản xuất nông nghiệp của vùng. (Ảnh: TTXVN)
Giai đoạn đầu hoạt động trên con đường bí mật xuyên rừng rậm, núi cao, trên tuyến vận tải chiến lược này, quân ta đã vận chuyển thô sơ bằng gùi, xe thồ, nhỏ lẻ với cung ngắn. (Ảnh: TTXVN)
Đồng bào các dân tộc tham gia nổi dậy ở Trà Bồng, Quảng Ngãi, tháng 8/1959. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trường khai thác của mỏ than Đèo Nai (Cẩm Phả, Quảng Ninh), chiều 30/3/1959. Tại đây, Bác nói: “Than ở Vùng mỏ vào loại tốt nhất của thế giới. Cảnh của Vùng mỏ vào loại kỳ quan của loài người. Các chú phải làm than cho tốt.” (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhà máy ximăng Hải Phòng năm 1959. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Diễu hành trên Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9/1959. (Ảnh: TTXVN)
"Đội quân tóc dài" tỉnh Bến Tre biểu tình phản đối Đế quốc Mỹ trong phong trào Đồng Khởi. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhân dân xã Hoàng Ngô, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây chuyển thóc tới kho của nhà, tháng 12/1960. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Được lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng hỗ trợ, đồng bào vùng địch ở thị xã Tuy Hòa (Phú Yên) đã nổi dậy phá "ấp chiến lược," trở về làng cũ. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp năm 1959. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh bỏ lá phiếu đầu tiên bầu cử Quốc hội khóa II tại Hà Nội, năm 1960. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị Trung Quốc, tại sân bay Bắc Kinh, ngày 25/6/1955. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô Kliment Voroshilov chủ trì Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị chính thức Liên Xô, tại sân bay Moskva, ngày 12/7/1955. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 8/7/1957, nhân dân Thủ đô Bình Nhưỡng nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Việt Nam sang thăm hữu nghị CHDCND Triều Tiên từ ngày 8-12/7/1957. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh hội kiến Chủ tịch Antonin Zapotocky tại Praha, trong chuyến thăm hữu nghị Tiệp Khắc, ngày 17/7/1957. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Bulgaria, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông nâng ly chúc tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Nhân dân Thủ đô New Delhi chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm hữu nghị Ấn Độ, ngày 4/2/1958. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Chủ tịch Lào Souphanouvong tại chiến khu Việt Bắc, năm 1958. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tổng thống Indonesia Sukarno đón Bác Hồ thăm hữu nghị chính thức Indonesia, tháng 2/1959. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục