Ngày 12/2, tham dự Hội thảo quốc tế về duy trì khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân do Bộ Ngoại giao Indonesia tổ chức tại Jakarta, Tổng thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Lê Lương Minh đã có bài phát biểu đề cập tới cam kết vững chắc thiết lập một khu vực không vũ khí hạt nhân của tất cả các nước thành viên ASEAN.
Bài phát biểu đề cập đến sự cần thiết tăng cường các mối liên kết và sức mạnh tổng hợp giữa các nỗ lực khu vực và toàn cầu về chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân, cũng như yêu cầu phổ cập rộng rãi các văn kiện và khuôn khổ quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân và an ninh hạt nhân.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thư ký Lê Lương Minh đã nhấn mạnh đến đòi hỏi tăng cường hợp tác giữa các nước trên thế giới, trong đó có các nước ASEAN với cam kết Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân ASEAN (SEANWFZ) của mình, với Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Hiệp ước cấm thử toàn diện hạt nhân (CTBTO), bởi cảnh quan hạt nhân toàn cầu hiện phức tạp hơn và khó dự đoán hơn, khi ngoài nguy cơ của chiến tranh, còn có mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố hạt nhân; an toàn hạt nhân là vấn đề cấp bách hơn khi công nghệ hạt nhân đã trở nên dễ tiếp cận hơn và nhu cầu sử dụng công nghệ hạt nhân cho mục đích phát triển ngày càng tăng; chế độ hạt nhân đa diện, đa chiều và nhiều lớp, bao gồm nhiều khuôn khổ toàn cầu và khu vực về không phổ biến vũ khí, giải trừ quân bị, sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân, an toàn và an ninh hạt nhân.
Tổng thư ký Lê Lương Minh nêu rõ rằng bằng việc ký kết Hiệp ước SEANWFZ tháng 12/1995, các nước thành viên ASEAN đã cam kết giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân và cam kết này tiếp tục được khẳng định với việc Hiến chương ASEAN đi vào hiệu lực, trong đó có mục tiêu thiết lập và duy trì Đông Nam Á là một khu vực phi vũ khí hạt nhân và hủy diệt hàng loạt.
Ông khẳng định rằng việc thực hiện hiệu quả Hiệp ước SEANWFZ và hệ thống các biện pháp bảo vệ của IAEA sẽ bổ sung và tăng cường cho chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, bởi Hiệp ước SEANWFZ là hiệp ước khu vực quan trọng nhất về không phổ biến vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á - một công cụ chiến lược vì hòa bình và an ninh khu vực, và là sự đóng góp quan trọng cho chế độ giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu. Ngoài ra, Hiệp ước SEANWFZ còn cung cấp một cơ sở pháp lý cho sự hợp tác với IAEA cả ở cấp quốc gia và khu vực.
Tổng thư ký Lê Lương Minh cho biết, theo tinh thần trên, ASEAN đã tăng cường các nỗ lực thực hiện và hợp tác của mình thông qua Kế hoạch Hành động Tăng cường Thực hiện Hiệp ước SEANWFZ (2007-2012), và đang làm việc về Kế hoạch hành động sửa đổi (PoA) cho giai đoạn 2013-2017, trong đó nhấn mạnh hơn đến các biện pháp theo hướng hành động, khuyến khích tất cả các nước thành viên tham gia nghị định thư bổ sung về hệ thống các biện pháp bảo vệ của IAEA.
Ông cho rằng trong khuôn khổ Hiệp ước SEANWFZ, ASEAN và IAEA có thể tăng cường hợp tác và hỗ trợ nhau trong các lĩnh vực liên quan như an toàn hạt nhân cho các chương trình sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, quản lý chất thải hạt nhân, và các biện pháp khắc phục hậu quả sự cố hạt nhân./.
Bài phát biểu đề cập đến sự cần thiết tăng cường các mối liên kết và sức mạnh tổng hợp giữa các nỗ lực khu vực và toàn cầu về chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân, cũng như yêu cầu phổ cập rộng rãi các văn kiện và khuôn khổ quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân và an ninh hạt nhân.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thư ký Lê Lương Minh đã nhấn mạnh đến đòi hỏi tăng cường hợp tác giữa các nước trên thế giới, trong đó có các nước ASEAN với cam kết Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân ASEAN (SEANWFZ) của mình, với Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Hiệp ước cấm thử toàn diện hạt nhân (CTBTO), bởi cảnh quan hạt nhân toàn cầu hiện phức tạp hơn và khó dự đoán hơn, khi ngoài nguy cơ của chiến tranh, còn có mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố hạt nhân; an toàn hạt nhân là vấn đề cấp bách hơn khi công nghệ hạt nhân đã trở nên dễ tiếp cận hơn và nhu cầu sử dụng công nghệ hạt nhân cho mục đích phát triển ngày càng tăng; chế độ hạt nhân đa diện, đa chiều và nhiều lớp, bao gồm nhiều khuôn khổ toàn cầu và khu vực về không phổ biến vũ khí, giải trừ quân bị, sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân, an toàn và an ninh hạt nhân.
Tổng thư ký Lê Lương Minh nêu rõ rằng bằng việc ký kết Hiệp ước SEANWFZ tháng 12/1995, các nước thành viên ASEAN đã cam kết giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân và cam kết này tiếp tục được khẳng định với việc Hiến chương ASEAN đi vào hiệu lực, trong đó có mục tiêu thiết lập và duy trì Đông Nam Á là một khu vực phi vũ khí hạt nhân và hủy diệt hàng loạt.
Ông khẳng định rằng việc thực hiện hiệu quả Hiệp ước SEANWFZ và hệ thống các biện pháp bảo vệ của IAEA sẽ bổ sung và tăng cường cho chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, bởi Hiệp ước SEANWFZ là hiệp ước khu vực quan trọng nhất về không phổ biến vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á - một công cụ chiến lược vì hòa bình và an ninh khu vực, và là sự đóng góp quan trọng cho chế độ giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu. Ngoài ra, Hiệp ước SEANWFZ còn cung cấp một cơ sở pháp lý cho sự hợp tác với IAEA cả ở cấp quốc gia và khu vực.
Tổng thư ký Lê Lương Minh cho biết, theo tinh thần trên, ASEAN đã tăng cường các nỗ lực thực hiện và hợp tác của mình thông qua Kế hoạch Hành động Tăng cường Thực hiện Hiệp ước SEANWFZ (2007-2012), và đang làm việc về Kế hoạch hành động sửa đổi (PoA) cho giai đoạn 2013-2017, trong đó nhấn mạnh hơn đến các biện pháp theo hướng hành động, khuyến khích tất cả các nước thành viên tham gia nghị định thư bổ sung về hệ thống các biện pháp bảo vệ của IAEA.
Ông cho rằng trong khuôn khổ Hiệp ước SEANWFZ, ASEAN và IAEA có thể tăng cường hợp tác và hỗ trợ nhau trong các lĩnh vực liên quan như an toàn hạt nhân cho các chương trình sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, quản lý chất thải hạt nhân, và các biện pháp khắc phục hậu quả sự cố hạt nhân./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)