Mô hình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cơ bản đáp ứng tiêu chí đề ra của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX), hình thành nên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn; đóng vai trò là một trong những trụ cột của nền kinh tế, công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng, an sinh xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển.
Đây là đánh giá của ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ) tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp (2001-2010) và 5 năm triển khai mô hình Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2006-2010) tổ chức ngày 3/6 tại Thanh Hóa.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, trong quá trình triển khai thực tế, PVN đã có những phát hiện quan trọng đóng góp cho Chính phủ để bổ sung hoàn thiện mô hình phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước về những hạn chế của mô hình tập đoàn với các tiêu chí như sự có mặt của đại diện bộ ngành trong hội đồng thành viên tập đoàn, kinh doanh đa ngành, đầu tư chéo giữa các tập đoàn tổng công ty nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp và phát triển mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước ở PVN vẫn còn những tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung. Để thực sự là nòng cốt của nền kinh tế, PVN cần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như quản lý chặt chẽ hơn thương hiệu dầu khí.
PVN cần tiếp tục rà soát lại ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính để có thể tận dụng hết lợi thế, tiềm năng phát triển và tránh xu hướng đầu tư dàn trải và cạnh tranh không cần thiết trong chính nội bộ Tập đoàn. Bên cạnh đó, tập đoàn cần tiếp tục triển khai cổ phần hóa theo hướng giảm dần phần vốn nắm giữ của tập đoàn ở các đơn vị thành viên không cần thiết nhằm ưu tiên nguồn tài chính cho các hoạt động mũi nhọn, căn bản theo chiến lược phát triển để ra; đồng thời nâng cao tính minh bạch trong hoạt động cũng như thu hút được nguồn lực xã hội.
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Đinh La Thăng, mô hình Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam và các công ty thành viên đã có sự thay đổi lớn về chất, xóa bỏ liên kết đầu tư tài chính phù hợp với cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ năm 2001 đến nay, tổng tài sản của PVN đã tăng gấp hơn 14 lần, đạt hơn 504 nghìn tỷ đồng; tăng trưởng bình quân đạt 134%/năm, lợi nhuận tăng gấp 6,89 lần; tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu ở mức an toàn là 54%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng của Bộ Tài chính cho phép là 300%; hệ số sử dụng vốn đầu tư (ICOR) ở mức lành mạnh 3,86 lần.
Để PVN phát triển thành Tập đoàn kinh tế năng động, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế cũng như là doanh nghiệp dân tộc kiểu mẫu tốt nhất, thực sự là trụ cột, chủ đạo của kinh tế Nhà nước, việc sớm hoàn thiện và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển ngành dầu khí, định hướng đến năm 2035 sẽ tạo ra sức mạnh chính trị phối hợp, hỗ trợ PVN hiệu quả.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần sớm ban hành Quy chế Tài chính của Công ty mẹ-Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để phù hợp với Luật Doanh nghiệp hiện hành cũng như các quy định về điều kiện cụ thể, phương thức, giới hạn, hỗ trợ của công ty mẹ sau cổ phần hóa và trong quá trình tái cấu trúc của doanh nghiệp đối với các đơn vị thành viên để doanh nghiệp phát triển hiệu quả và không vi phạm lợi ích của Nhà nước./.
Đây là đánh giá của ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ) tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp (2001-2010) và 5 năm triển khai mô hình Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2006-2010) tổ chức ngày 3/6 tại Thanh Hóa.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, trong quá trình triển khai thực tế, PVN đã có những phát hiện quan trọng đóng góp cho Chính phủ để bổ sung hoàn thiện mô hình phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước về những hạn chế của mô hình tập đoàn với các tiêu chí như sự có mặt của đại diện bộ ngành trong hội đồng thành viên tập đoàn, kinh doanh đa ngành, đầu tư chéo giữa các tập đoàn tổng công ty nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp và phát triển mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước ở PVN vẫn còn những tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung. Để thực sự là nòng cốt của nền kinh tế, PVN cần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như quản lý chặt chẽ hơn thương hiệu dầu khí.
PVN cần tiếp tục rà soát lại ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính để có thể tận dụng hết lợi thế, tiềm năng phát triển và tránh xu hướng đầu tư dàn trải và cạnh tranh không cần thiết trong chính nội bộ Tập đoàn. Bên cạnh đó, tập đoàn cần tiếp tục triển khai cổ phần hóa theo hướng giảm dần phần vốn nắm giữ của tập đoàn ở các đơn vị thành viên không cần thiết nhằm ưu tiên nguồn tài chính cho các hoạt động mũi nhọn, căn bản theo chiến lược phát triển để ra; đồng thời nâng cao tính minh bạch trong hoạt động cũng như thu hút được nguồn lực xã hội.
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Đinh La Thăng, mô hình Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam và các công ty thành viên đã có sự thay đổi lớn về chất, xóa bỏ liên kết đầu tư tài chính phù hợp với cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ năm 2001 đến nay, tổng tài sản của PVN đã tăng gấp hơn 14 lần, đạt hơn 504 nghìn tỷ đồng; tăng trưởng bình quân đạt 134%/năm, lợi nhuận tăng gấp 6,89 lần; tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu ở mức an toàn là 54%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng của Bộ Tài chính cho phép là 300%; hệ số sử dụng vốn đầu tư (ICOR) ở mức lành mạnh 3,86 lần.
Để PVN phát triển thành Tập đoàn kinh tế năng động, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế cũng như là doanh nghiệp dân tộc kiểu mẫu tốt nhất, thực sự là trụ cột, chủ đạo của kinh tế Nhà nước, việc sớm hoàn thiện và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển ngành dầu khí, định hướng đến năm 2035 sẽ tạo ra sức mạnh chính trị phối hợp, hỗ trợ PVN hiệu quả.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần sớm ban hành Quy chế Tài chính của Công ty mẹ-Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để phù hợp với Luật Doanh nghiệp hiện hành cũng như các quy định về điều kiện cụ thể, phương thức, giới hạn, hỗ trợ của công ty mẹ sau cổ phần hóa và trong quá trình tái cấu trúc của doanh nghiệp đối với các đơn vị thành viên để doanh nghiệp phát triển hiệu quả và không vi phạm lợi ích của Nhà nước./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)