Câu chuyện tiền mới, tiền lẻ dịp Tết năm nay vẫn đang là chủ đề nóng được nhiều người quan tâm. Người thì đổi được, người thì phải mất phí khi đổi tiền. Tuy nhiên, có những câu chuyện về tiền mệnh giá nhỏ mà ít người biết đến mỗi dịp Tết qua đi.
Một cán bộ ngân hàng phải thốt lên, những ngày Tết chi ra bao nhiêu thì sau đó lại nhận vào bấy nhiêu, thậm chí còn nhiều hơn. Và quan trọng hơn là số tiền này không biết làm cách nào để đưa trở lại lưu thông.
Không thể in tiền lẻ để phục vụ lễ chùa
Trả lời thắc mắc của phóng viên Vietnam+ về việc hiện các ngân hàng thương mại kêu là không đủ tiền lẻ và tiền mới đổi cho dân nhưng tại các “chợ đen” và gần các chùa thì tiền lẻ lại được “đổi bao nhiêu cũng có”.
Ông Nguyễn Chí Thành, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nhà nước thường chi ra một lượng tiền mới nhất định, trong đó có tiền mệnh giá nhỏ để đáp ứng một phần nhu cầu tiền mới của dân cư.
Ông Thành khẳng định, vấn đề ở đây không phải là thiếu tiền lẻ mà do trong cùng một thời gian ngắn, nhu cầu về tiền mới, nhất là tiền mệnh giá nhỏ sử dụng cho ngày Tết tăng đột biến, tạo áp lực lớn đối với cơ quan phát hành và hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Tuy nhiên, những mệnh giá nhỏ này lại hầu như rất hiếm khi được sử dụng làm phương tiện thanh toán (nhất là ở các tỉnh, thành phố phía Bắc) mà chỉ được sử dụng vào những mục đích khác như phục vụ lễ hội, tín ngưỡng...
“Như vậy, khi Tết qua đi sẽ tạo ra sự ‘dư thừa’ và mất cân đối lớn về cơ cấu mệnh giá, ảnh hưởng đến công tác lưu thông tiền mặt của hệ thống ngân hàng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước phải chủ động điều hòa nhu cầu và cơ cấu tiền mặt để hạn chế những tác động bất lợi này đối với lưu thông tiền tệ,” ông Thành nhấn mạnh.
Ông Thành cũng khẳng định, việc một số cá nhân lợi dụng nhu cầu về tiền mới của dân chúng để làm dịch vụ đổi tiền cũ lấy tiền mới hưởng chênh lệch là hành vi vi phạm pháp luật về tiền tệ.
Theo ông Thành, cán bộ ngân hàng cũng rất trăn trở về việc này, nhưng tiền đã đưa ra lưu thông thì Ngân hàng cũng không thể kiểm soát hết được, mà đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan liên ngành.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy thời gian qua, mặc dù các cơ quan đã tích cực phối hợp nhưng vẫn chưa xử lý được tận gốc các trường hợp “buôn” tiền lẻ, tiền mới.
Ông Thành cho hay, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện ra những cán bộ ngân hàng lợi dụng việc đổi tiền cũ lấy tiền mới vì các mục đích trục lợi cá nhân để hưởng chênh lệch, gây ảnh hưởng đến lưu thông tiền tệ.
Ngân hàng "đau đầu" vì tiền lẻ
Một số ngân hàng cho biết, sau Tết và mùa lễ hội, tiền lẻ từ các trung tâm tín ngưỡng lại chảy về các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước. Số tiền này, thời gian sau đó, sẽ rất khó đưa hết ra lưu thông, bởi lễ hội qua đi, người ta trở về với cuộc sống tất bật ngày thường, nhu cầu tiền nhỏ, tiền mới cũng vì thế mà hạ nhiệt. Tiền nhỏ, tiền lẻ trở lại thực hiện đúng chức năng của nó, phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống trong mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Ông Thành cho biết, trước Tết, lượng tiền lẻ trong kho không nhiều, song từ sau Tết nhất là từ tháng 3, chỉ có thu vào, chi ra chẳng được bao. Tất nhiên không phải toàn bộ số tiền mới đã đưa ra lưu thông quay trở lại ngân hàng mà phần lớn ở lại thay thế các đồng tiền đã phát hành trước đó, một phần tồn đọng trong các gia đình và một phần quay trở lại ngân hàng.
Vì thế, kho tiền của Ngân hàng Nhà nước Hà Nội bên cạnh những bao tiền cũ đã quay nhiều vòng trong lưu thông có một lượng lớn là các bao tiền mới chỉ được sử dụng một lần. Vào thời gian cao điểm của mùa lễ hội, tiền lẻ về nhiều đến nỗi kho của Ngân hàng Nhà nước Hà Nội chẳng thể chứa nổi.
Một cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội cho biết, có thời điểm mà tiền lẻ, dù chỉ chiếm 22% giá trị, nhưng lại chiếm tới 80% diện tích kho. Điều này cũng có nghĩa trong 10 bao tiền lưu kho, chỉ có 2 bao tiền mệnh giá từ 50.000 đồng trở lên còn lại 8 bao là mệnh giá từ 20.000 đồng trở xuống.
Ngay tại chùa Hương, ngay trong mùa lễ hội nhưng tiền lẻ nhiều đến nỗi các trụ chì tại chùa chẳng có thời gian đếm, cứ cho vào bao rồi gửi về Ngân hàng, kiểm đếm được bao nhiêu thì gửi lại bấy nhiêu tiền chẵn cho nhà chùa.
Ông Thành thừa nhận, chính vì vậy mà kho của Ngân hàng ngày một dày thêm. Số tiền này cũng không thể đưa ra ngoài lưu thông. Thậm chí, rất nhiều siêu thị mặc dù “từ chối” không nhận tiền mệnh giá nhỏ từ các ngân hàng, nhưng vẫn ghi biển: “Do khan hiếm tiền lẻ nên khách hàng vui lòng nhận kẹo.”
Trong khi đó, tình trạng không nhận tiền mệnh giá nhỏ ở chính các ngân hàng thương mại cũng “làm khó” Ngân hàng Nhà nước, bởi chính sách khách hàng của các nhà băng này cũng khiến họ không thể “ấn” một lượng tiền mệnh giá nhỏ, khi có giao dịch yêu cầu rút tiền trong tài khoản nếu không muốn mất khách hàng…
Sang Vietcombank Chi nhánh Hà Nội, càng thấy rõ thực cảnh này. Trưởng phòng ngân quỹ Vietcombank Hà Nội, chị Hà Lan tâm sự, với các doanh nghiệp, nói khó mới chi được loại tiền mệnh giá 10.000 đồng trở lên còn tiền 5.000 đồng trở xuống chỉ khi là số lẻ. Thậm chí nếu ép họ nhận cũng chỉ là nhận buổi sáng rồi buổi chiều lại nộp lại. Vì tiền lẻ giá trị nhỏ trong khi vận chuyển đi trả tiền hàng lại cồng kềnh, khó bảo quản, cất giữ.
Thế nên, ngay cả văn bản của Ngân hàng Nhà nước mà Vietcombank dán lên để khách hàng hiểu ngân hàng phải chi tiền theo cơ cấu mệnh giá quy định cũng chẳng mấy tác dụng khi khách hàng không chấp nhận. Đây cũng là lý do, tiền lẻ Vietcombank Hà Nội nhận từ Ngân hàng Nhà nước Hà Nội đa phần lại được tháo ra, đóng bó đẹp rồi quay vòng về Ngân hàng Nhà nước.
Thực tế nêu trên phần nào lý giải trong khi các ngân hàng thì gặp nhiều khó khăn để đưa tiền lẻ ra lưu thông vậy mà có nhiều lúc trong thanh toán, tiền nhỏ, tiền lẻ thiếu vẫn hoàn thiếu./.
Một cán bộ ngân hàng phải thốt lên, những ngày Tết chi ra bao nhiêu thì sau đó lại nhận vào bấy nhiêu, thậm chí còn nhiều hơn. Và quan trọng hơn là số tiền này không biết làm cách nào để đưa trở lại lưu thông.
Không thể in tiền lẻ để phục vụ lễ chùa
Trả lời thắc mắc của phóng viên Vietnam+ về việc hiện các ngân hàng thương mại kêu là không đủ tiền lẻ và tiền mới đổi cho dân nhưng tại các “chợ đen” và gần các chùa thì tiền lẻ lại được “đổi bao nhiêu cũng có”.
Ông Nguyễn Chí Thành, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nhà nước thường chi ra một lượng tiền mới nhất định, trong đó có tiền mệnh giá nhỏ để đáp ứng một phần nhu cầu tiền mới của dân cư.
Ông Thành khẳng định, vấn đề ở đây không phải là thiếu tiền lẻ mà do trong cùng một thời gian ngắn, nhu cầu về tiền mới, nhất là tiền mệnh giá nhỏ sử dụng cho ngày Tết tăng đột biến, tạo áp lực lớn đối với cơ quan phát hành và hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Tuy nhiên, những mệnh giá nhỏ này lại hầu như rất hiếm khi được sử dụng làm phương tiện thanh toán (nhất là ở các tỉnh, thành phố phía Bắc) mà chỉ được sử dụng vào những mục đích khác như phục vụ lễ hội, tín ngưỡng...
“Như vậy, khi Tết qua đi sẽ tạo ra sự ‘dư thừa’ và mất cân đối lớn về cơ cấu mệnh giá, ảnh hưởng đến công tác lưu thông tiền mặt của hệ thống ngân hàng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước phải chủ động điều hòa nhu cầu và cơ cấu tiền mặt để hạn chế những tác động bất lợi này đối với lưu thông tiền tệ,” ông Thành nhấn mạnh.
Ông Thành cũng khẳng định, việc một số cá nhân lợi dụng nhu cầu về tiền mới của dân chúng để làm dịch vụ đổi tiền cũ lấy tiền mới hưởng chênh lệch là hành vi vi phạm pháp luật về tiền tệ.
Theo ông Thành, cán bộ ngân hàng cũng rất trăn trở về việc này, nhưng tiền đã đưa ra lưu thông thì Ngân hàng cũng không thể kiểm soát hết được, mà đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan liên ngành.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy thời gian qua, mặc dù các cơ quan đã tích cực phối hợp nhưng vẫn chưa xử lý được tận gốc các trường hợp “buôn” tiền lẻ, tiền mới.
Ông Thành cho hay, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện ra những cán bộ ngân hàng lợi dụng việc đổi tiền cũ lấy tiền mới vì các mục đích trục lợi cá nhân để hưởng chênh lệch, gây ảnh hưởng đến lưu thông tiền tệ.
Ngân hàng "đau đầu" vì tiền lẻ
Một số ngân hàng cho biết, sau Tết và mùa lễ hội, tiền lẻ từ các trung tâm tín ngưỡng lại chảy về các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước. Số tiền này, thời gian sau đó, sẽ rất khó đưa hết ra lưu thông, bởi lễ hội qua đi, người ta trở về với cuộc sống tất bật ngày thường, nhu cầu tiền nhỏ, tiền mới cũng vì thế mà hạ nhiệt. Tiền nhỏ, tiền lẻ trở lại thực hiện đúng chức năng của nó, phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống trong mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Ông Thành cho biết, trước Tết, lượng tiền lẻ trong kho không nhiều, song từ sau Tết nhất là từ tháng 3, chỉ có thu vào, chi ra chẳng được bao. Tất nhiên không phải toàn bộ số tiền mới đã đưa ra lưu thông quay trở lại ngân hàng mà phần lớn ở lại thay thế các đồng tiền đã phát hành trước đó, một phần tồn đọng trong các gia đình và một phần quay trở lại ngân hàng.
Vì thế, kho tiền của Ngân hàng Nhà nước Hà Nội bên cạnh những bao tiền cũ đã quay nhiều vòng trong lưu thông có một lượng lớn là các bao tiền mới chỉ được sử dụng một lần. Vào thời gian cao điểm của mùa lễ hội, tiền lẻ về nhiều đến nỗi kho của Ngân hàng Nhà nước Hà Nội chẳng thể chứa nổi.
Một cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội cho biết, có thời điểm mà tiền lẻ, dù chỉ chiếm 22% giá trị, nhưng lại chiếm tới 80% diện tích kho. Điều này cũng có nghĩa trong 10 bao tiền lưu kho, chỉ có 2 bao tiền mệnh giá từ 50.000 đồng trở lên còn lại 8 bao là mệnh giá từ 20.000 đồng trở xuống.
Ngay tại chùa Hương, ngay trong mùa lễ hội nhưng tiền lẻ nhiều đến nỗi các trụ chì tại chùa chẳng có thời gian đếm, cứ cho vào bao rồi gửi về Ngân hàng, kiểm đếm được bao nhiêu thì gửi lại bấy nhiêu tiền chẵn cho nhà chùa.
Ông Thành thừa nhận, chính vì vậy mà kho của Ngân hàng ngày một dày thêm. Số tiền này cũng không thể đưa ra ngoài lưu thông. Thậm chí, rất nhiều siêu thị mặc dù “từ chối” không nhận tiền mệnh giá nhỏ từ các ngân hàng, nhưng vẫn ghi biển: “Do khan hiếm tiền lẻ nên khách hàng vui lòng nhận kẹo.”
Trong khi đó, tình trạng không nhận tiền mệnh giá nhỏ ở chính các ngân hàng thương mại cũng “làm khó” Ngân hàng Nhà nước, bởi chính sách khách hàng của các nhà băng này cũng khiến họ không thể “ấn” một lượng tiền mệnh giá nhỏ, khi có giao dịch yêu cầu rút tiền trong tài khoản nếu không muốn mất khách hàng…
Sang Vietcombank Chi nhánh Hà Nội, càng thấy rõ thực cảnh này. Trưởng phòng ngân quỹ Vietcombank Hà Nội, chị Hà Lan tâm sự, với các doanh nghiệp, nói khó mới chi được loại tiền mệnh giá 10.000 đồng trở lên còn tiền 5.000 đồng trở xuống chỉ khi là số lẻ. Thậm chí nếu ép họ nhận cũng chỉ là nhận buổi sáng rồi buổi chiều lại nộp lại. Vì tiền lẻ giá trị nhỏ trong khi vận chuyển đi trả tiền hàng lại cồng kềnh, khó bảo quản, cất giữ.
Thế nên, ngay cả văn bản của Ngân hàng Nhà nước mà Vietcombank dán lên để khách hàng hiểu ngân hàng phải chi tiền theo cơ cấu mệnh giá quy định cũng chẳng mấy tác dụng khi khách hàng không chấp nhận. Đây cũng là lý do, tiền lẻ Vietcombank Hà Nội nhận từ Ngân hàng Nhà nước Hà Nội đa phần lại được tháo ra, đóng bó đẹp rồi quay vòng về Ngân hàng Nhà nước.
Thực tế nêu trên phần nào lý giải trong khi các ngân hàng thì gặp nhiều khó khăn để đưa tiền lẻ ra lưu thông vậy mà có nhiều lúc trong thanh toán, tiền nhỏ, tiền lẻ thiếu vẫn hoàn thiếu./.
Ngân hàng Nhà nước cho biết trong năm 2011 sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan để tuyên truyền cho người dân hiểu về văn hóa dùng tiền trong đi lễ, làm sao để vẫn đảm bảo tự do tín ngưỡng của người dân, nhưng không làm “méo mó” chuyện tiền lẻ-tiền mới mỗi dịp Tết đến, Xuân về. |
Minh Thúy (Vietnam+)