Không khám tiền hôn nhân, không biết rõ sức khỏe, nhiều cặp vợ chồng đã lây bệnh cho nhau hoặc truyền bệnh cho con, cũng như nhiều phiền toái khác. Điều này đã làm rạn nứt nhiều gia đình.
Ngày vui ngắn
Cách đây một năm, khi cô cháu gái lấy chồng, gia đình bà Ngô Thị Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) vui lắm. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Bà day day hai bên thái dương cho dịu cơn đau đầu, giọng buồn bã: "Nó lấy chồng chục ngày mà lúc nào mắt cũng đỏ hoe. Gạn hỏi mãi mới biết, chồng nó không có khả năng sinh con do ngày nhỏ biến chứng quai bị".
Rồi giọng bà chuyển sang tức tưởi: "Nó biết mình có bệnh mà giấu, không cho phía nhà gái biết. Bây giờ, nếu ly hôn thì cháu gái tôi cũng mang tiếng một đời chồng".
Còn chị Hương (Hà Nam) thì sinh con gái đầu lòng xong mới phát hiện ra mình bị viêm gan B. Con của Hương cũng mang bệnh này. Cả hai mẹ con đều lây bệnh từ chồng của Hương. Đã vậy, khi thấy vợ yếu đi và không thể đẻ được nữa, chồng chị Hương liền tấp tểnh đi lấy vợ mới, kiếm cậu quý tử.
Ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Những trường hợp như trên không phải ít. Rất nhiều cặp vợ chồng lấy nhau mà không biết đối tác có vấn đề về sức khỏe sinh sản (vô sinh, mắc bệnh lây qua đường tình dục) do không khám tiền hôn nhân. Chỉ khi xảy ra những hậu quả về sau họ mới thấy việc đó là cần thiết nhưng lại muộn mất rồi”...
Biết bệnh trước, được lòng sau
Ông Tuấn phân tích: “Muốn ngăn chặn sự lây truyền của các căn bệnh qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS thì việc khám sức khỏe tiền hôn nhân rất hữu ích”.
Ông còn cho biết, phần đông sản phụ nhiễm HIV tại viện đều bất ngờ khi biết bệnh và cay đắng hơn nữa, hầu như đều bị nhiễm bệnh từ bạn đời.
Họ cũng giống như nhiều người vợ khác, trước khi kết hôn không kiểm tra sức khỏe của mình và cũng không biết rõ về thể trạng sức khỏe của chồng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàn (Bệnh viện Nhi Trung ương) lại lưu ý tới việc phát hiện bệnh di truyền qua khám tiền sản. Bà nói: "Rất nhiều bệnh chuyển hóa của bệnh nhi bắt nguồn từ gen di truyền. Với những người mang gen này, việc khám sức khỏe sớm để phát hiện bệnh sẽ giúp người trong cuộc quyết định có lấy nhau hay không, hoặc nếu lấy nhau thì sẽ chọn biện pháp mang thai thế nào cho phù hợp để tránh có những đứa con bị dị tật bẩm sinh".
Tiến sĩ Hoàn cũng cho biết nguy hiểm nhất là do thiếu hiểu biết về kiến thức sức khỏe sinh sản mà nhiều cặp vợ chồng dù đã sinh con dị tật vẫn hy vọng những em bé sau đó sẽ bình thường.
Bà Hoàn cho rằng, cần chú ý hơn đến khám sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản trước khi cưới. Cùng với chẩn đoán trước và sau sinh, khám tiền hôn nhân sẽ giúp giảm tỷ lệ trẻ em dị tật bẩm sinh. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ dị tật bẩm sinh hiện khá cao, khoảng 1,5-3%.
Chính vì vậy ông Tuấn khuyến cáo, các cặp nam-nữ trước khi kết hôn nên khám và tư vấn sức khỏe để chắc rằng cả hai sẵn sàng bước vào cuộc sống gia đình.
Về vấn đề này, Phó giáo sư - Tiến sĩ Vũ Tuấn Huy (Trưởng phòng Xã hội học Gia đình, Viện Xã hội học) nhận định: "Cho đến thời điểm hiện tại, người Việt Nam vẫn chưa có thói quen khám tiền hôn nhân".
Theo ông Huy, việc không khám tiền hôn nhân không có nghĩa là xã hội Việt Nam coi thường sức khỏe trong hôn nhân: “Sức khỏe từ trước tới nay vẫn là yếu tố được đề cao trong hôn nhân, thậm chí quan trọng ngang với môn đăng hộ đối. Dân gian vẫn có quan điểm "xem tông, xem giống" khi kết hôn. Điều này bao hàm yếu tố sức khỏe”.
Ông Nguyễn Hữu Minh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và giới) cũng cho biết: "Điều tra quốc gia mới nhất về hôn nhân gia đình năm 2006 cho thấy sức khỏe luôn nằm trong những yếu tố quan trọng nhất mà cả nam lẫn nữ yêu cầu bạn đời phải có”.
Tuy nhiên, ông Huy, việc đánh giá sức khỏe lại chỉ được làm bằng mắt thường chứ không qua thăm khám ở các cơ sở y tế. Trong khi đó, theo ông có rất nhiều bệnh như các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua đường tình dục... không thể "xem mặt mà bắt hình dong".
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Nguyên Anh (Trưởng phòng Xã hội học Dân số, Viện Xã hội học) nói: “Ở Việt Nam, người dân còn chưa có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ. Vì thế họ càng không có thói quen khám tiền hôn nhân”./.
Ngày vui ngắn
Cách đây một năm, khi cô cháu gái lấy chồng, gia đình bà Ngô Thị Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) vui lắm. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Bà day day hai bên thái dương cho dịu cơn đau đầu, giọng buồn bã: "Nó lấy chồng chục ngày mà lúc nào mắt cũng đỏ hoe. Gạn hỏi mãi mới biết, chồng nó không có khả năng sinh con do ngày nhỏ biến chứng quai bị".
Rồi giọng bà chuyển sang tức tưởi: "Nó biết mình có bệnh mà giấu, không cho phía nhà gái biết. Bây giờ, nếu ly hôn thì cháu gái tôi cũng mang tiếng một đời chồng".
Còn chị Hương (Hà Nam) thì sinh con gái đầu lòng xong mới phát hiện ra mình bị viêm gan B. Con của Hương cũng mang bệnh này. Cả hai mẹ con đều lây bệnh từ chồng của Hương. Đã vậy, khi thấy vợ yếu đi và không thể đẻ được nữa, chồng chị Hương liền tấp tểnh đi lấy vợ mới, kiếm cậu quý tử.
Ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Những trường hợp như trên không phải ít. Rất nhiều cặp vợ chồng lấy nhau mà không biết đối tác có vấn đề về sức khỏe sinh sản (vô sinh, mắc bệnh lây qua đường tình dục) do không khám tiền hôn nhân. Chỉ khi xảy ra những hậu quả về sau họ mới thấy việc đó là cần thiết nhưng lại muộn mất rồi”...
Biết bệnh trước, được lòng sau
Ông Tuấn phân tích: “Muốn ngăn chặn sự lây truyền của các căn bệnh qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS thì việc khám sức khỏe tiền hôn nhân rất hữu ích”.
Ông còn cho biết, phần đông sản phụ nhiễm HIV tại viện đều bất ngờ khi biết bệnh và cay đắng hơn nữa, hầu như đều bị nhiễm bệnh từ bạn đời.
Họ cũng giống như nhiều người vợ khác, trước khi kết hôn không kiểm tra sức khỏe của mình và cũng không biết rõ về thể trạng sức khỏe của chồng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàn (Bệnh viện Nhi Trung ương) lại lưu ý tới việc phát hiện bệnh di truyền qua khám tiền sản. Bà nói: "Rất nhiều bệnh chuyển hóa của bệnh nhi bắt nguồn từ gen di truyền. Với những người mang gen này, việc khám sức khỏe sớm để phát hiện bệnh sẽ giúp người trong cuộc quyết định có lấy nhau hay không, hoặc nếu lấy nhau thì sẽ chọn biện pháp mang thai thế nào cho phù hợp để tránh có những đứa con bị dị tật bẩm sinh".
Tiến sĩ Hoàn cũng cho biết nguy hiểm nhất là do thiếu hiểu biết về kiến thức sức khỏe sinh sản mà nhiều cặp vợ chồng dù đã sinh con dị tật vẫn hy vọng những em bé sau đó sẽ bình thường.
Bà Hoàn cho rằng, cần chú ý hơn đến khám sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản trước khi cưới. Cùng với chẩn đoán trước và sau sinh, khám tiền hôn nhân sẽ giúp giảm tỷ lệ trẻ em dị tật bẩm sinh. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ dị tật bẩm sinh hiện khá cao, khoảng 1,5-3%.
Chính vì vậy ông Tuấn khuyến cáo, các cặp nam-nữ trước khi kết hôn nên khám và tư vấn sức khỏe để chắc rằng cả hai sẵn sàng bước vào cuộc sống gia đình.
Về vấn đề này, Phó giáo sư - Tiến sĩ Vũ Tuấn Huy (Trưởng phòng Xã hội học Gia đình, Viện Xã hội học) nhận định: "Cho đến thời điểm hiện tại, người Việt Nam vẫn chưa có thói quen khám tiền hôn nhân".
Theo ông Huy, việc không khám tiền hôn nhân không có nghĩa là xã hội Việt Nam coi thường sức khỏe trong hôn nhân: “Sức khỏe từ trước tới nay vẫn là yếu tố được đề cao trong hôn nhân, thậm chí quan trọng ngang với môn đăng hộ đối. Dân gian vẫn có quan điểm "xem tông, xem giống" khi kết hôn. Điều này bao hàm yếu tố sức khỏe”.
Ông Nguyễn Hữu Minh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và giới) cũng cho biết: "Điều tra quốc gia mới nhất về hôn nhân gia đình năm 2006 cho thấy sức khỏe luôn nằm trong những yếu tố quan trọng nhất mà cả nam lẫn nữ yêu cầu bạn đời phải có”.
Tuy nhiên, ông Huy, việc đánh giá sức khỏe lại chỉ được làm bằng mắt thường chứ không qua thăm khám ở các cơ sở y tế. Trong khi đó, theo ông có rất nhiều bệnh như các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua đường tình dục... không thể "xem mặt mà bắt hình dong".
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Nguyên Anh (Trưởng phòng Xã hội học Dân số, Viện Xã hội học) nói: “Ở Việt Nam, người dân còn chưa có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ. Vì thế họ càng không có thói quen khám tiền hôn nhân”./.
(Tin Tức/Vietnam+)