Khám phá tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn nội thất đương đại

Triển lãm về các sản phẩm làng nghề được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội từ 11/2023 - 5/2023 nhằm tôn vinh làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội và giới thiệu thiết kế sáng tạo đưa vào đời sống.

Khám phá tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn nội thất đương đại
vnp_ lang nghe noi that 1.jpg
Triển lãm tại khu vực trưng bày chuyên đề của Bảo tàng Hà Nội tập trung giới thiệu những sản phẩm cũng như câu chuyện về 10 làng nghề truyền thống tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
vnp-tinh-hoa-lang-nghe-2-5985.jpg
Những sản phẩm trưng bày được làm bằng chất liệu dân gian, truyền thống của 10 làng nghề do sinh viên chuyên ngành thiết kế nội thất đến từ 10 trường Đại học trong và ngoài nước thực hiện. (Ảnh: PV/Vietnam+)
vnp-tinh-hoa-lang-nghe-3-7670.jpg
Mỗi sản phẩm là một câu chuyện rất riêng mang đậm dấu ấn của làng nghề truyền thống. Chúng như thổi một làn gió đầy đương đại vào từng thớ lụa, món trang sức trạm trổ, bức tượng điêu khắc… (Ảnh: PV/Vietnam+)
vnp-tinh-hoa-lang-nghe-4-3001.jpg
Đây là nguồn đề tài vô tận, khơi gợi cảm hứng sáng tạo cho sinh viên, để từ đó mang đến những câu chuyện truyền cảm hứng về những giá trị cốt lõi, kết tinh những tinh hoa trong nghệ thuật chế tác các chất liệu dân gian của người Việt xưa và nay. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Triển lãm “Cá chép hóa rồng” về làng nghề điêu khắc Nhân Hiền (xã Hiền Giang, huyện Thường Tín) mang đến một thông điệp rất ý nghĩa. Có hàng trăm con cá chép nhưng không phải tất cả đều có thể vượt Vũ Môn để hóa rồng, giống như giữa hàng trăm người thợ, chỉ có một người trở thành nghệ nhân. Chỉ có cố gắng luyện tập, vượt qua giới hạn mới có thể “vượt Vũ Môn” để “hóa Rồng”. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Triển lãm “Cá chép hóa rồng” về làng nghề điêu khắc Nhân Hiền (xã Hiền Giang, huyện Thường Tín) mang đến một thông điệp rất ý nghĩa. Có hàng trăm con cá chép nhưng không phải tất cả đều có thể vượt Vũ Môn để hóa rồng, giống như giữa hàng trăm người thợ, chỉ có một người trở thành nghệ nhân. Chỉ có cố gắng luyện tập, vượt qua giới hạn mới có thể “vượt Vũ Môn” để “hóa Rồng”. (Ảnh: PV/Vietnam+)

vnp_ lang nghe noi that 6.jpg
Góc trưng bày về làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ: Một nghề thủ công mỹ nghệ cao cấp xuất hiện từ rất sớm, khoảng thế kỷ XI-XIII ở làng Chuôn Ngọ (Chương Mỹ). (Ảnh: PV/Vietnam+)
vnp-tinh-hoa-lang-nghe-6-7904.jpg
Khảm trai vốn dùng để phục vụ chủ yếu cho việc trang trí ở đình chùa hay những đồ dùng đặc biệt như bình phong, tráp trầu,… với họa tiết được lựa chọn theo những chủ đề từ các tích ngày xưa đã được biến hóa dùng trong trang trí nội thất đương đại. (Ảnh: PV/Vietnam+)
vnp_ lang nghe noi that 10.jpg
Lấy cảm hứng từ ngôi nhà ba gian truyền thống tại nông thôn Việt Nam, các nhà thiết kế trẻ đã tái hiện lại cuộc sống lao động tại làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), làng nghề dưới một mái nhà cũng như là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của làng từ xa xưa. (Ảnh: PV/Vietnam+)
vnp_ lang nghe noi that 11.jpg
Dưới một mái nhà, người dân làng Vạn Phúc cùng nhau dệt ra những tấm lụa đẹp nức tiếng gần xa, là nơi mọi người cùng nhau sinh hoạt, sản xuất lụa và giữ gìn nét đẹp truyền thống của làng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
vnp-tinh-hoa-lang-nghe-8-6378.jpg
Sản phẩm làng nghề mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ). Các sản phẩm mây tre đan đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và văn hóa của người dân Phú Vinh. Trong nhịp sống hối hả, người ta dần chuyển từ những công cụ phục vụ sản xuất thành những đồ trang trí với sản phẩm rất thân thuộc với cuộc sống hàng ngày. (Ảnh: PV/Vietnam+)
vnp-tinh-hoa-lang-nghe-121-4678.jpg
Bức tượng con công được nghệ nhân Làng nghề đậu bạc Định Công (Hoàng Mai) tạo hình từ sợi bạc vô cùng công phu. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục